Hợp đồng điện tử có thể ký như thế nào và tính pháp lý của nó

Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng phổ biến hiện nay nhưng vẫn còn khá mới mẻ với một số người. Nhiều thắc mắc như hợp đồng điện tử được ký như thế nào , tính pháp lý của nó ra sao, có thể lưu trữ lâu dài hay không ? Tham khảo bài viết ngay sau đây để có thêm những thông tin bổ ích nhé.

1. Tìm hiểu hợp đồng điện tử có thể ký thế nào?

Hợp đồng điện tử là công cụ giao dịch quan trọng trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Việc nắm bắt được các quy định pháp luật sẽ là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp thực hiện các giao dịch điện tử nhanh chóng, hợp lệ và hợp pháp.

Hiện nay, theo quy định về chữ ký trên hợp đồng điện tử, khi giao kết hợp đồng điện tử, các bên sẽ sử dụng chữ ký điện tử. Theo quy định tại luật giao dịch điện tử 2005, chữ ký điện tử có các đặc điểm như:

Điều 21. Chữ ký điện tử

– Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

– Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu chữ ký điện tử đó đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.

Điều 22. Điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử

Chữ ký hợp đồng điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây:

a) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;

b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;

c) Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;

d) Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

– Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

Hiện nay, trong công cuộc chuyển đổi số, hợp đồng điện tử đang được sử dụng phổ biến. Và để giao kết hợp đồng điện tử, quý khách hàng có thể sử dụng 1 trong 3 loại chữ ký hợp đồng điện tử phổ biến sau:

a) Chữ ký số

Chữ ký số được hiểu là một dạng chữ ký điện tử. Trong đó, chữ ký sẽ được tạo ra bằng sự biến đổi các thông điệp dữ liệu thông qua một hệ thống mật mã không đối xứng. Khi sử dụng chữ ký số, người dùng có thể sử dụng một thiết bị như USB Token để ký. Thiết bị này phải được cung cấp bởi các đơn vị chứng thực chữ ký số công cộng. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi đăng ký sẽ có một chữ ký số riêng biệt để nhận biết và giao kết các hợp đồng điện tử.

b) Chữ ký scan

Theo quy định về chữ ký trên hợp đồng, bạn có thể sử dụng chữ ký scan để giao kết hợp đồng điện tử. Hiểu một cách đơn giản, chữ ký Scan là chữ ký được chuyển thành dạng điện tử sau khi ký tay trên hợp đồng giấy. Các bên có thể chuyển thành hợp đồng điện tử thông qua máy quét (scan) và gửi qua thư điện tử.

c) Chữ ký hình ảnh

Chữ ký hình ảnh là chữ ký được người dùng ký tay, sau đó chuyển thành hình ảnh và chèn vào dữ liệu của hợp đồng điện tử. Sau đó, hợp đồng điện tử có thể được gửi qua thư điện tử.

Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn quy định tại khoản Điều này.

2. Quy trình giao kết hợp đồng điện tử

Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng

Bên đề nghị giao kết tiến hành đặng nhập tài khoản hệ thống hợp đồng điện tử, tạo lập hợp đồng với đầy đủ các nội dung điều khoản, quyền, nghĩa vụ của các bên.

Bước 2: Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng

Người được đề nghị giao kết hợp đồng (khách hàng) Nhận email thông báo tự động, truy cập vào đường link hợp đồng không cần tài khoản đăng nhập hệ thống.

Duyệt trước nội dung hợp đồng và tiến hàng xác nhận đồng ý với những nội dung trong hợp đồng bằng cách ký số.

Bước 3: Thực hiện hợp đồng

Sau khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng, hệ thống gửi thông báo hoàn tất ký hợp đồng đến các bên. Lúc này, hợp đồng được lưu trữ và mã hoá giao kết hợp đồng.

Các bên chuẩn bị các công đoạn để cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng theo như những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng điện tử.

3. Chữ ký điện tử trên hợp đồng điện tử có bắt buộc hay không?

Theo Khoản 1, Điều 23 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định về chữ ký điện tử trên hợp đồng:

– Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận:

a) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch;

b) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực;

c) Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực.

– Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Theo quy định trên, các bên tham gia ký kết hợp đồng được phép thỏa thuận về việc sử dụng chữ ký điện tử. Trong trường hợp khách hàng không sử dụng chữ ký điện tử vẫn có quyền giao dịch điện tử mà không cần ký điện tử.

Như vậy với những thông tin trên bạn hoàn toàn có thể biết được hợp đồng điện tử ký như thế nào ,quy trình ký kết ra sao. Để biết thêm nhiều thông tin hơn nữa tham khảo website http://hopdongdientu.net.vn/ nhé. Chúc bạn một ngày mới tốt lành

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*