Hợp đồng vô hiệu từng phần là gì, hậu quả pháp lý của nó ra sao ?

Có thể nói hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần có nghĩa là khi giao kết hợp đồng không phải tất cả các điều khoản giao kết trong hợp đồng đều có giá trị pháp luật. Vậy hợp đồng khi nào được xem là vô hiệu, hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu ra sao. Tham khảo bài viết ngay sau đây để có những thông tin bổ ích nhất.

1.Tìm hiểu hợp đồng vô hiệu

Theo quy định hiện hành, hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực thực quy định pháp luật. Hay nói cách khác, đây là loại hợp đồng không có giá trị pháp lý và không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng. 

Do hợp đồng dân sự cũng là một dạng giao dịch dân sự, nên khi giao kết, các bên phải đáp ứng các điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực. Theo quy định tại điều 407 BLDS 2015: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”. 

Từ các quy định tại BLDS 2015 có thể thấy, để hợp đồng có hiệu lực thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực và hành vi dân sự, phù hợp với giao dịch đang được thỏa thuận, xác lập.

– Các bên hoàn toàn tự nguyện khi tham gia giao kết hợp đồng

– Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm các điều cấm của Luật, không trái với đạo đức xã hội.

2.Hợp đồng vô hiệu từng phần là gì

Hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần có nghĩa là khi giao kết hợp đồng không phải tất cả các điều khoản giao kết trong hợp đồng đều có giá trị pháp luật. Một trong số các điều khoản của hợp đồng có thể bị vô hiệu vì nhiều lí do khác nhau. Khi đó hợp đồng sẽ được coi là vô hiệu một phần. Những phần còn lại trong hợp đồng sẽ vẫn có giá trị hiệu lực bình thường nếu không có thỏa thuận nào khác.

Theo điều 407 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định hợp đồng dân sự vô hiệu:

“1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.”

Vì thế ta chia ra 2 trường hợp đó là Hợp đồng dân sự vô hiệu toàn phần và hợp đồng vô hiệu từng phần.

Trường hợp vô hiệu toàn phần khi: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Trong trường hợp này toàn bộ nội dung của hợp đồng bị vô hiệu.

Trường hợp vô hiệu từng phần khi: Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch. VD : công ty A va công ty B ký kết hợp đồng giao nhận hàng hóa, địa điểm giao hàng tại cảng C nhưng do người giao hàng lại đưa hàng tới cảng D gần đó. Trong trường hợp này hợp đồng vô hiệu từng phần do vi phạm về địa điểm giao nhận hàng hoá nhưng không ảnh hưởng tới hiệu lực của những phần khác như (chất lượng sản phẩm, thời gian thực hiện..)

Thời hạn yêu cầu tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần: là 2 năm kể tử ngày hợp đồng được xác lập, với mục đích để bảo vệ lợi ích tối đa của các chủ thể tham gia trong hợp đồng. Khác với hợp đồng dân sự vô hiệu toàn phần là hợp đồng sẽ mặc nhiên bị vô hiệu khi hợp đồng được xác lập, hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần chỉ vô hiệu khi có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan và bị tòa án tuyên bố vô hiệu.

3.Hậu quả pháp lí của hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần:

1′. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2′. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Theo Khoản 2, Điều 49 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Điều 9, Nghị định 145/2000/NĐ-CP quy định việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần. 

Theo đó, việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần tại Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1′. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.

2′. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi hợp đồng lao động được sửa đổi, bổ sung thì được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định và người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để hoàn trả cho người lao động tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.

3′. Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:

a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;

c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;

d) Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

4′. Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

4. Liệu rằng nếu xảy ra trường hợp vô hiệu một phần hợp đồng thì hợp đồng có thể tiếp tục thực hiện hay không ?

– Khi một hợp đồng đã được xác lập và giao kết thành công từ cả hai bên thì hợp đồng đó có hiệu lực.

– Trong bản hợp đồng có 1 điều khoản không có hiệu lực pháp luật (tức là bị vô hiệu), nghĩa là điều khoản đó không đáp ứng được 3 điều kiện tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015:

  • Chủ thể không có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự không hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

– Vì vậy, hợp đồng vô hiệu từng phần là khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.

Như vậy với những thông tin trên bạn hoàn toàn có thể biết được về hợp đồng vô hiệu từng phần như thế nào và những hậu quả pháp lý mà hợp đồng đó mang lại. Chúc bạn sức khỏe dồi dào và có thêm thật nhiều thông tin bổ ích.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*