Hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử mới nhất

Có thể nói xuất khẩu linh kiện điện tử đang được xem là ngành công nghiệp mũi nhọn ở Việt Nam, hiện nay các công ty sản xuất linh kiện ngày càng nhiều không biết quy trình nhập khẩu sẽ như thế nào? Vậy, thủ tục hải quan xuất khẩu linh kiện điện tử bao gồm những gì? Hợp đồng xuất khẩu linh kiện gồm những gì ?Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

1 . Chứng từ cần có trong xuất khẩu linh kiện thông qua hải quan

Ngành Hải quan Việt Nam hiện nay tạo điều kiện cho rất nhiều sản phẩm trong nước sản xuất. Linh kiện điện tử là một trong những ngành hàng được sản xuất số lượng lớn. Đồng thời, đây còn là một sản phẩm có những đặc trưng riêng. Để xuất khẩu ngành hàng này, chúng ta cần có những chứng từ như sau : 

  • Sale contract (Hợp đồng thương mại)

Một trong những giấy tờ quan trọng nhất khi xuất khẩu một sản phẩm chính là hợp đồng thương mại. Hợp đồng thương mại được hiểu là thỏa thuận hợp tác giữa đơn vị của Việt Nam và đối tác nước ngoài. 

Hợp đồng sẽ giúp Tổng cục Hải quan nắm được thông tin về lô hàng như xuất khẩu đi đâu, cho nước nào. Có thể coi đây là bằng chứng về việc đơn hàng xuất khẩu đúng mục đích. 

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)

Nếu hợp đồng thương mại chứng minh đơn vị được cung ứng thì hóa đơn thương mại chứng minh số lượng hàng hóa và mặt hàng. Hóa đơn thương mại sẽ giúp cơ quan chức năng kiểm tra số lượng hàng xuất khẩu so với hàng thực xuất. 

  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa )

Thủ tục tiếp theo mà đơn vị cần có chính là phiếu đóng gói hàng hóa. Đây là phiếu được xác định do bên kiểm hàng nhằm chứng minh số hàng có trong từng kiện hàng. 

  • Bill of lading (Vận đơn đường biển)

Vận đơn được hiểu là đơn vị vận chuyển trên đường biển đối với thủ tục xuất khẩu hải quan. Chắc chắn rằng, vận chuyển qua đường biển sẽ cần thủ tục này. 

  • Giấy chứng nhận xuất xứ.

Chứng nhận xuất xứ do đơn vị sản xuất cung cấp nhằm chứng minh nguồn gốc của hàng hóa. Đây cũng là một trong những giấy tờ cần có để hoàn tất thủ tục hải quan. 

Trên đây là một số giấy tờ bắt buộc đối với mọi linh kiện điện tử khi xuất khẩu qua đường hải quan. Tùy thuộc từng mặt hàng cụ thể, các thủ tục trên có thể bị thay đổi để phù hợp. 

2. Thuế xuất khẩu linh kiện điện tử.

Thiết bị điện tử đa số thuộc chương 84 và 85

Mã HS CODE Linh kiện điện tử:

Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị khác, các bộ phận của chúng

Chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên

Thuế xuất khẩu ưu đãi: 0%

Thuế VAT: 0%

3. Một số lưu ý khi xuất khẩu linh kiện điện tử.

Nhằm giúp bạn có thêm những mẹo để thủ tục xuất khẩu thuận tiện nhất, hãy cùng tham khảo những gợi ý dưới đây.  

  • Cần xác định rõ mã HS của ngành hàng để hoàn tất các thủ tục cho đồng bộ. Nếu chỉ xác định sai một ký tự của mã HS, bạn sẽ phải làm lại tất cả các thủ tục. Điều này sẽ khiến mất thời gian, tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến tiến độ. 
  • Chắc chắn rằng thiết bị của đơn vị không phạm phải những ngành hàng cấm. Bạn cần hiểu rõ quy định của Luật Hải quan, ít nhất là chương 84 và 85 của luật.  
  • Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục như ở mục 1 của bài viết để tránh đi lại nhiều lần. 
  • Lựa chọn và tính toán thời gian vận chuyển phù hợp. 
  • Tìm kiếm đơn vị vận chuyển uy tín, được đánh giá cao trong ngành hải quan. Vừa giúp bạn có thể vận chuyển nhanh chóng mà còn đảm bảo an toàn cho hàng hóa. 
  • Khai bảo đầy đủ số lượng cũng như giá thành của các sản phẩm xuất khẩu giúp hải quan dễ dàng định giá sản phẩm hơn.
  • Có thể nhờ các bên xuất khẩu dịch vụ để xuất khẩu linh kiện điện tử nếu bạn chưa biết cách để xuất khẩu ra nước ngoài
  • Nên ghép công với các sản phẩm khác để tiết kiệm chi phí vận chuyển và kho bãi 

4. Thủ tục hải quan xuất khẩu linh kiện điện tử

Hồ sơ hải quan xuất khẩu thông thường bao gồm:

  • Đăng ký kinh doanh/chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu, các lần sau thì không cần) – Bản sao của doanh nghiệp
  • Hóa đơn thương mại – Bản chính
  • Giấy giới thiệu – Bản chính
  • Với hàng nguyên cont, cần thêm: Biên bản bàn giao container – Bản chính
  • Với một số chi cục: Thêm Chứng từ đầu vào với hàng hóa thương mại – Bản sao của doanh nghiệp
  • Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính

Như vậy với những thông tin trên bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được những thông tin về hợp đồng xuất khẩu linh kiện mới nhất hiện nay. chúc bạn có nhiều năng lượng đón chào ngày mới.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*