Mẫu biên bản giao nhận tài sản mới nhất 2022

Mẫu biên bản bàn giao nhận tài sản nào đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay? Liệu biên bản giao nhận tài sản, hàng hóa hoặc công việc bạn thường sử dụng có phải mẫu ngắn gọn và hữu ích nhất hay chưa? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây từ Iasset.

1.  Khi nào cần sử dụng biên bản giao nhận?

Biên bản giao nhận tài sản được biết đến là một trong những giấy tờ cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong trường hợp diễn ra thỏa thuận về chuyển giao tài sản khi có yêu cầu giữa các bên.

Vì sao có thể khẳng định tầm quan trọng của loại giấy tờ này? Rất dễ hiểu, việc chuyển giao hàng hóa, tài sản cũng như công việc vẫn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống hiện đại. Chính bởi lẽ đó, nếu mục đích, nội dung của việc chuyển giao tài sản không được tạo lập bằng văn bản một cách đầy đủ, rõ ràng, sẽ rất khó đảm bảo không xảy ra tranh chấp về sau.  

Theo đó, với những trường hợp được liệt kê sau đây, các bên cần lập biên bản giao nhận tài sản để tránh phát sinh những rủi ro, tranh chấp ngoài ý muốn:

  • Khi có sự bàn giao tài sản giữa các bên (cho thuê nhà, bán nhà, đất…)
  • Hoàn thành việc xây dựng, mua sắm… tài sản
  • Được biếu, tặng cho, viện trợ, nhận góp vốn, thuê… và đưa tài sản vào sử dụng, bảo quản tại đơn vị khác
  • Khi thế chấp tài sản thế chấp
  • Bảo vệ tài sản công của nhà nước, các cơ quan, bệnh viện, trường học,…
  • Khi có sự bàn giao hàng hóa xảy ra trong quá trình ký gửi, mua bán, giao nhận hàng hóa… 
  • Khi người lao động chuyển công tác, nghỉ thai sản, nghỉ việc… cần bàn giao lại tài sản cho doanh nghiệp, bàn giao đầu mục công việc đang phụ trách cho người tiếp nhận công việc sắp tới… 

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp về sau, biên bản giao nhận tài sản sẽ là văn bản có giá trị pháp lý, là cơ sở để xác định được bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên. Bởi vậy, biên bản này sẽ được lập thành 2 bản và chia cho cả bên giao lẫn bên nhận, mỗi bên giữ 1 bản. 


Biên bản giao nhận tài sản là văn bản có giá trị pháp lý quan trọng

2. Nguyên tắc giao, nhận tài sản

Theo quy định tại Mục 1, Phần I, Thông tư 122/2007/TT-BTC, hướng dẫn việc tiếp nhận và bàn giao tài sản giữa các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, việc bàn giao, tiếp nhận tài sản giữa các đơn vị giao, nhận cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

  • Mọi tài sản trước khi bàn giao phải kiểm kê về mặt số lượng, phân định rõ nguồn vốn hình thành của từng tài sản và thực hiện bàn giao nguyên trạng theo giá trị sổ sách kế toán. Trong quá trình tiếp nhận, bàn giao nếu có tài sản chưa được theo dõi hạch toán trong hệ thống sổ sách kế toán thì phải thực hiện đánh giá lại tại thời điểm và địa điểm bàn giao để thực hiện bàn giao.
  • Đối với tài sản bàn giao là bất động sản, khi bàn giao tài sản phải bàn giao toàn bộ hồ sơ về tài sản. Riêng những công trình xây dựng, lắp đặt dở dang bên giao phải bàn giao toàn bộ hồ sơ: giấy phép xây dựng, giấy cấp đất, thiết kế, luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt…; số vốn đã đầu tư theo từng nguồn thực tế quyết toán hoàn thành hạng mục công trình đến thời điểm bàn giao (có xác nhận của cơ quan cấp phát vốn); để cơ quan tiếp nhận tiếp tục tổ chức thực hiện theo đúng quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  •  Khi tiến hành bàn giao phải lập biên bản giao nhận tài sản theo đúng mẫu quy định (kèm theo Thông tư này); ghi chép đầy đủ, chính xác số lượng tài sản, giá trị và kèm theo các tài liệu có liên quan đến tài sản bàn giao. Biên bản bàn giao tài sản phải có sự xác nhận của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và gửi về cơ quan Tài chính cùng cấp 01 bản để phối hợp theo dõi quản lý.


Biên bản giao nhận tài sản bạn thường sử dụng có phải mẫu ngắn gọn và hữu ích nhất chưa?

3. Những lưu ý khi lập mẫu biên bản giao nhận tài sản

Việc bàn giao tài sản nói chung, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, chỉ khi được lập thành biên bản đối với các tài sản được bàn giao và có đầy đủ chữ ký của cả bên giao lẫn bên nhận, thì mới được tòa án bảo vệ quyền lợi trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Bên cạnh chữ ký, để lập được biên bản bàn giao một cách đầy đủ, đảm bảo tính hợp pháp, người thực hiện cũng cần lưu ý những điểm sau:

  • Nêu đầy đủ, rõ ràng thông tin của bên giao và bên nhận (họ tên, chức danh), trách nhiệm giữa hai bên.
  • Đưa ra thông tin về tài sản một cách chính xác, rõ ràng về số lượng, tình trạng, giá trị hiện tại của tài sản đó cũng như thời gian, địa điểm bàn giao.
  • Điều kiện, trách nhiệm và cam kết đối với tài sản sau khi bàn giao.
  • Chữ ký của cả hai bên và chữ ký của người làm chứng nếu cần thiết.

Lưu ý, đối với những biên bản giao nhận tài sản có giá trị lớn, cần ít nhất 01 người thứ ba làm chứng. Có như vậy, mới có thể giúp xác minh và chứng thực thông tin đưa ra trong biên bản là chính xác, đáng tin cậy.  

Theo đó, người làm chứng cần ký xác nhận, cam kết những thông tin được đưa ra trong biên bản giao nhận tài sản là đúng sự thật. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, bên thứ 3 này sẽ phải làm nhân chứng xác minh sự việc. Mọi sự thông đồng, xuyên tạc sự thật giữa các bên đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

4. Mẫu biên bản bàn giao tài sản mới nhất năm 2022

Hiện nay, biên bản giao nhận tài sản thường sẽ được sử dụng trong các trường hợp liên quan đến tài sản. Có thể kể đến như: bất động sản (đất đai, nhà cửa), tài liệu, trang thiết bị, vật dụng, hàng hóa..

Dù sử dụng trong trường hợp nào, biên bảo giao nhận tài sản cũng phải đảm bảo tuân thủ về thể thức, kỹ thuật trình bày, nội dung và văn phong.

Dưới đây hopdongdientu.net.vn đưa ra một vài mẫu biên bản giao nhận tài sản mới nhất 2022 mà bạn có thể tham khảo:

 
Mẫu biên bản giao nhận tài sản, công cụ

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*