Tìm hiểu đặc điểm của hợp đồng dân dự là gì mới nhất 2022

Với xu hướng phát triển của thời đại thì ngày nay sự gia tăng về giao kết các hợp đồng ngày một nhảy vọt, để đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia kí kết thì hợp đồng dân sự ra đời. Dưới góc độ pháp lý thì hợp đồng dân sự được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự . Đây được xem như là một bộ phận các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau. Vậy cụ thể đặc điểm hợp đồng dân sự là gì và những những đặc điểm mới nhất ,cùng tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé.

1. Hợp đồng dân sự là gì ?

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản; làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.

Hiện nay hợp đồng dân sự được giao kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

b) Những cá nhân có quyền giao kết hợp đồng dân sự

  • Một là cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên, có khả năng nhận thức, thực hiện quyền, nghĩa vụ hợp đồng và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ đó, thì có quyền giao kết hợp đồng dân sự.
  • Hai là cá nhân dưới mười tám tuổi được giao kết hợp đồng dân sự, nếu được cha, mẹ hoặc người đỡ đầu đồng ý, trừ hợp đồng có giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
  • Ba là Cá nhân từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi được giao kết hợp đồng dân sự, nếu họ có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trừ trường hợp pháp luật quy định phải từ đủ mười tám tuổi trở lên.

2. Đặc điểm hợp đồng dân sự

a) Tính thỏa thuận: 

Trước hết hợp đồng phải là một thỏa thuận chứa đựng yếu tố tự nguyện khi giao kết nó phải có sự trùng hợp ý chí của các bên. Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng, tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Yếu tố thỏa thuận đã bao hàm trong nó yếu tố tự nguyện, tự định đoạt và sự thống nhất về mặt ý chí. Có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự đặc trưng của hợp đồng so với các giao dịch dân sự khác, đây cũng là yếu tố làm nên bản chất của Luật dân sự so với các ngành luật khác.

b) Về chủ thể tham gia hợp đồng dân sự:

Hợp đồng dân sự là gì ? Hợp đồng dân sự có chủ thể giao kết, thực hiện phải có ít nhất từ hai bên trở lên, vì hợp đồng dân sự là một giao dịch pháp lý song phương hay đã phương. Các chủ thể khi giao kết, thực hiện hợp đồng đều phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với một chủ thể của quan hệ dân sự (ví dụ: nếu chủ thể là cá nhân thì phải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự…);

c) Mục đích tham gia hợp đồng dân sự:

Để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Quyền và nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng có phạm vi rất rộng, trước đây trong Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29-4-1991 (Điều 1) quy định hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một hoặc không làm công việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.

3. Phát hiện các trường hợp vô hiệu của hợp đồng dân sự

Theo quy định tại Điều 407 và từ Điều 122 đến Điều 130 Bộ luật dân sự 2015, Hợp đồng dân sự có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu từng phần. 

Các trường hợp vô hiệu toàn bộ bao gồm:

– Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

– Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo

– Hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

– Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

– Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

– Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

– Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của hợp đồng dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của hợp đồng.

Như vậy với những thông tịn http://hopdongdientu.net.vn/ đưa trên bạn hoàn toàn có thể biết được đcặ điểm hợp đồng dân sự là gì sẽ gồm những thông tin gì ?Để biết nhiều thông tin mới nhất hãy truy cập website. chúc bạn một ngày mới tốt lành .

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*