Vi phạm hợp đồng sẽ được xử lý như thế nào ?

Hợp đồng điện tử là quy trình ký kết giữa 2 bên về thỏa thuận làm ăn, trong mỗi một lĩnh vực khác nhau thì sẽ có các loại hợp đồng khác nhau. Nhằm đảm bảo quyền lợi của đôi bên thì vi phạm hợp đồng ra đời, hiểu nôm na là hành vi của bên có nghĩa vụ theo hợp đồng không thực hiện sẽ bị xử lý như thế nào. Tham khảo bài viết ngay sau đây nhé.

Vi phạm HĐ sẽ được xử lý như thế nào

1. Tìm hiểu quy định vi phạm hợp đồng

1.1 Vi phạm HĐ là gì ?

Có thể nói trong hệ thống pháp luật nước ta, khái niệm vi phạm chưa được giải thích cụ thể, tuy nhiên, nhiều đạo luật như Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật thương mại đã sử dụng thuật ngữ vi phạm với cách hiểu tương đối thống nhất là hành vi của bên có nghĩa vụ theo hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình. Các đạo luật này cũng đã quy định tương đối chỉ tiết về các trường hợp vỉ phạm và các chế tài được áp dụng tương ứng với từng trường hợp vi phạm ấy.

1.2 Vi phạm thương mại là gì ?

Hành vi vi phạm là căn cứ pháp lý để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm. Hành vi vi phạm là xử sự của các chủ thể hợp đồng không phù hợp với các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng. Cần lưu ý, các bên không chỉ thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng mà còn phải thực hiện cả những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (nội dung thường lệ của hợp đồng). Vậy nên, khi xem xét một hành vi có là hành vi vi phạm hay không phải căn cứ vào các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng và cả quy định pháp luật có liên quan.

1.3 Hành vi vi phạm thương mại

Trong thực tiễn để xác định việc có hay không một hành vi vi phạm thương mại phải chứng minh được hai vấn đề. Đó là, quan hệ hợp đồng hợp pháp giữa các bên và có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng. Hợp đồng hợp pháp là cơ sở phát sinh nghĩa vụ giữa các bên và là căn cứ quan trọng để xác định hành vi vi phạm. Cần đối chiếu giữa thực tế thực hiện hợp đồng với các cam kết trong hợp đồng hoặc các quy định pháp luật có liên quan để xác định chính xác hành vi vi phạm.

Mặt khác, khi xem xét hành vi vi phạm thương mại với tư cách là căn cứ để áp dụng chế tài do vi phạm thương mại cần phải có sự đánh giá về vi phạm cơ bản và không cơ bản. Vấn đề này mới được đưa vào Luật thương mại năm 2019 “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản” (Điều 293). 

Luật thương mại năm 2019 còn đưa ra khái niệm “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” (Khoản 13 Điều 3).

2. Các biện pháp xử lý khi vi phạm

Để có thể xử lý có hiệu quả các vi phạm khi xảy ra, tùy theo tính chất sự việc, bạn có thể tiến hành một hoặc các biện pháp sau:

c biện pháp xử lý khi vi phạm

2.1 Thương lượng hòa giải

Việc thương lượng – hòa giải nhìn chung luôn được khuyến khích khi xảy ra bất cứ một vụ tranh chấp hợp đồng nào nhằm giải quyết một cách nhẹ nhàng nhất vụ việc. Việc thương lượng hòa giải có thể do các bên chủ động gặp gỡ nhau để giải quyết nhưng nhiều trường hợp phải do Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài thương mại hòa giải.

2.2. Yêu cầu tòa án hoặc trọng tài thương mại giải quyết

Việc yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết là biện pháp cần thiết và hữu hiệu khi không còn biện pháp nào có thể làm thay đổi được tình hình bởi các cơ quan này, nhất là Tòa án, là các cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bên vi phạm các phán quyết này có hiệu lực pháp lý cao và có tính bắt buộc.

2.3. Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng

Đây là biện pháp bất đắc dĩ sau khi đã thương lượng hòa giải không được nhưng nhằm hạn chế hoặc không để gây ra hậu quả xấu hơn nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng trong khi phía bên kia không chấm dứt việc vi phạm hoặc thiếu thiện chí để giải quyết hậu quả của việc vi phạm HĐ. Tuy nhiên cũng cần hết sức cân nhắc thận trọng để tránh nóng vội không cần thiết.

2.4. Yêu cầu cơ quan điều tra viện kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự

Đây là biện pháp cứng rắn được áp dụng nếu bên đối tác có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản khi ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm.

3. Mức phạt vi phạm đối với thực hiện sai hợp đồng thương mại

Căn cứ tại điều 301 Luật Thương Mại 2019 quy định về mức phạt như sau:

– Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương Mại 2019

Như vậy với những thông trên bạn hoàn toàn biết được vi phạm HĐ sẽ được giải quyết như thế nào và mức phạt là bao nhiêu. Để có thêm nhiều thông tin bổ ích vui lòng truy cập website http://hopdongdientu.net.vn/ . Chúc các bạn ngày mới tốt lành và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*