Điểm được và mất của việc tăng lương tối thiểu 2022 đối với người lao động

Nghị định tăng lương cho chính phủ ban hành những ngày qua đã mang lại những điểm được và mất. Với việc tăng lương tối thiểu 2022 đối với người lao động có những thay đổi gì. Tham khảo bài viết ngay sau đây để có những thông tin mới nhất nhé.

Bắt đầu từ ngày 1/7, lương tối thiểu tháng tăng 6%, tương đương 180.000 đến 260.000 đồng lần lượt mỗi vùng, sau hơn hai năm chưa điều chỉnh. Đến nay nghị định mới quy định mức lương đối với người lao động được ban hành sáng ngày 12/06/2022 . Có thể nói đây là lần đầu tiên kể tử khi áp dụng lương tối thiểu vào năm 2019, điểm khác biệt là năm nay sẽ tăng vào giữa năm thay vì đầu năm như thường lệ.

1. Người lao động sẽ được tăng lương nếu mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương được trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Do đó, nếu đang nhận lương theo tăng lương tối thiểu 2022 vùng thì từ ngày 01/7/2022 – khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động sẽ được tăng lương.

Tiền lương sau khi tăng không được thấp hơn lương tối thiểu vùng tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:

  • Vùng 1: Mức lương 4,68 triệu đồng
  • Vùng 2 : Mức lương 4,16 triệu đồng
  • Vùng 3: Mức lương 3,64 triệu đồng
  • Vùng 4: Mức lương 3,25 triệu đồng

2. Người lao động được thêm tiền nếu phải ngừng việc vì lý do khách quan

Theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, nếu người lao động phải ngừng việc vì lỗi của người lao động khác hoặc phải ngừng việc đến 14 ngày vì sự cố điện, nước, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ… thì được trả lương với mức không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Do đó, nếu lương tối thiểu vùng tăng thì tiền lương ngừng việc trả cho người lao động trong các trường hợp trên cũng tăng.

3. Người lao đồng có thể điều chuyển công việc để tăng tiền lương

Căn cứ khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động, người lao động bị chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động sẽ được trả lương theo công việc mới.

Trường hợp lương mới thấp hơn lương cũ thì được giữ lương cũ trong 30 ngày làm việc, sau đó sẽ nhận theo mức lương mới. Tiền lương mới được trả cho người lao động tuyệt đối không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Vì vậy những ai đang nhận lương điều chuyển công tác theo lương tối thiểu vùng thì đều sẽ được tăng lương tối thiểu 2022 kể từ ngày 01/7/2022.

4. Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên mức cao nhất

Theo điều 50 Luật Việc làm 2013 thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa bằng 5 lần mức lương tối thiểu vùng. Vậy nên khi mức lương tối thiểu tăng thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa cũng sẽ tăng.

5. Tăng mức đóng bảo hiểm bắt buộc

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động được căn cứ vào mức lương tháng đóng BHXH. Trong đó, mức lương tháng đóng BHXH không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Vì vậy, những ai đang đóng bảo hiểm với mức lương thấp thì từ ngày 01/7/2022 sẽ phải đóng bảo hiểm với mức lương cao hơn. Kéo theo đó, số tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc sẽ nhiều hơn.

6. Người lao động có nguy cơ dễ mất việc làm

Khả năng này khó có thể xảy tuy nhiên không phải là không thể. Sở dĩ nói như vậy bởi lẽ, tăng lương tối thiểu vùng đồng nghĩa với việc tạo áp lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, khi lợi nhuận không như mong muốn và sức cạnh tranh không cao.

Điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải tính đến phương án thay đổi cơ cấu, công nghệ, thậm chí là cắt giảm lao động, đặc biệt là lao động phổ thông.  

Như vậy với những thông tin trên bạn hoàn toàn có thể biết được mức tăng lương tối thiểu 2022; để biết thêm nhiều thông tin mời bạn truy cập website http://hopdongdientu.net.vn/

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*