Tuần tự giai đoạn tạo quy trình quản lý hợp đồng

Với xu hướng phát triển của công nghệ, để đảm bao quyền lợi của các bên kí kết đồng thời là những nghĩa vụ mà đôi bên thực hiện thì hợp đồng điện tử ra đời. Đây là giao kết của 2 hay nhiều bên về một thỏa thuận nào đó. Vậy để quản lý hợp đồng như thế nào thật hiệu quả, tham khảo bài viết ngay sau đây nhé.

Việc lập kế hoạch chi tiết sẽ giúp quá  trình ký kết hợp đồng sau này trở nên suôn sẻ

Để xây dựng nên quy trình quản lý hợp đồng hiệu quả các doanh nghiệp cần phải đầu tư thời gian, phân tích kỹ lưỡng nhằm được ra những yêu cầu, quy chuẩn nhất định cho từng bước của quy trình hiện tại. 

1. Tập xác định chi tiết các bước dự kiến trong quá trình ký kết và quản lý hợp đồng

Bước đầu tiên: Xác định yêu cầu, mục tiêu và tiến hành lập kế hoạch 

Để quy trình quản lý hợp đồng có thể được ứng dụng rộng rãi trong toàn bộ hoạt động của công ty thì quy trình quản lý hợp đồng được tạo lập phải đảm bảo phù hợp với quy mô, nhu cầu cũng như nguồn lực của công ty bạn. 

Chiến lược quản lý hợp đồng của mỗi doanh nghiệp chính là một lộ trình linh hoạt bao gồm các quy trình giải quyết tất cả các loại thỏa thuận của công ty, từ hợp đồng lao động tiêu chuẩn đến thủ tục giấy tờ từ các giao dịch phức tạp. Bước đầu tiên để phát triển chiến lược của bạn là xác định nhu cầu của doanh nghiệp cụ thể bao gồm: 

  • Xác định được những loại hợp đồng cần quản lý cùng với số lượng chi tiết của chúng 
  • Xác định những thỏa thuận tiêu chuẩn mà doanh nghiệp thường sử dụng nhiều lần trong các hợp đồng trước đây
  • Chỉ rõ ra những phòng ban, cá nhân phụ trách, chịu trách nhiệm thực thi giám sát trong từng giai đoạn của quản lý hợp đồng. Đồng thời phải xác định cụ thể công việc của họ cần phải hoàn thành. 
  • Thống kê lại những rắc rối thường gặp liên quan tới việc ký kết, giải quyết hợp đồng trong quá khứ từ đó dự đoán những vấn đề có khả năng phát sinh trong hiện tại. Ví dụ: các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng phải giải quyết những gì sẽ xảy ra nếu khách hàng xin phá sản, ngừng kinh doanh hoặc bán công ty, cùng với bất kỳ trường hợp nào khác có thể phát sinh.
  • Những nguồn lực chính tác động vào quy trình

Bước 2: Soạn thảo, ký kết hợp đồng 

Khi soạn thảo hợp đồng doanh nghiệp cần phải tham khảo ý kiến ​​của cố vấn nội bộ hoặc luật sư, đặc biệt khi hợp đồng xuất hiện một vài dấu hiệu hay điều khoản bất thường. Cách tốt nhất đó chính là sử dụng mẫu hợp đồng được soạn thảo sẵn do phòng pháp lý của công ty soạn thảo. Từ đó sẽ đảm bảo được tất cả thông tin đều được cập nhật và tất cả những điều khoản bắt buộc đều được tự động đưa vào. 

Khi soạn thảo hoặc soạn thảo các điều khoản của hợp đồng , điều quan trọng chính là phải chú ý đến cách diễn đạt sao cho chính xác, cụ thể. Bất kỳ sự mơ hồ nào cũng có thể dẫn tới những hậu quả nặng nề không thể lường trước, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp tới tiềm lực tài chính của công ty. 

quy trình quản lý hợp đồng
Doanh nghiệp cần cẩn trọng trong quá trình soạn thảo hợp đồng

Bước 3: Sao chép, lưu trữ các loại hồ sơ, hợp đồng

Đây là một trong những bước quan trọng trong quy trình quản lý hợp đồng. Việc tiến hành lưu trữ hợp đồng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nhiều những rủi ro. Cùng với đó việc dựa vào hợp đồng đang được sao chép, lưu trữ ta cũng có thể biết được đối tác có đang thực hiện đúng những thỏa thuận đã ký kết hay không. Nếu không thì bản hợp đồng chính là vũ khí giúp cho doanh nghiệp sẽ được bồi thường một khoản xứng đáng. 

Việc lưu trữ hợp đồng có thể được tiến hành thủ công trong các kho, kệ hoặc lưu trữ trên kho dữ liệu điện tử, thông qua các phần mềm. Việc lưu trữ thông qua các phần mềm sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được diện tích, không gian văn phòng, vừa có thể tiết kiệm chi phí nhân công, và quá trình truy xuất tìm kiếm sau này cũng sẽ được thực hiện đơn giản, tiện lợi hơn.

Bước 4: Thực hiện quản lý, bổ sung các loại thông tin trong hợp đồng

Sau khi đàm phán, đi tới ký kết, nếu có những thay đổi bất ngờ gì liên quan tới các điều khoản trong hợp đồng thì hai bên cần phải ngồi lại bàn bạc để đưa ra quyết định cuối cùng. Các bên liên quan chấp thuận sửa đổi thì điều khoản đó trong hợp đồng mới thông qua thay thế. Nếu không đạt tới sự thống nhất thì hợp đồng sẽ vẫn được giữ nguyên đảm bảo được quyền lợi các bên đúng như thỏa thuận. 

Bước 5: Kiểm tra, báo cáo về tình hình thực hiện hợp đồng

Tiến độ được ghi trong hợp đồng cần phải được giám sát chặt chẽ sao cho mọi tiến trình sẽ được thực hiện đúng như dự kiến ban đầu. Việc báo cáo thường niên, chi tiết sẽ giúp đảm bảo tiến độ của hợp đồng. Khi quá trình giám sát, kiểm tra được đẩy mạnh trong việc quản lý hợp đồng thì những sai sót, vấn đề phát sinh sẽ kịp thời được phát hiện, xử lý. Bởi vậy nên việc kiểm tra báo cáo cần phải được tiến hành thường xuyên định kỳ. 

Bước 6: Giai đoạn gia hạn hợp đồng

Không có gì tồn tại mãi mãi, mọi thứ đều có thời hạn và hợp đồng cũng vậy. Những thoả thuận trong hợp đồng có thể diễn ra một lần và kết thúc một cách tự nhiên như những gì đã đàm phán hoặc bạn có thể gia hạn nếu muốn. 

Để tiến tới quyết định gia hạn hợp đồng cần phải đánh giá kỹ càng và toàn diện xuyên suốt quá trình hợp đồng được ký kết để xem quá trình ấy có tốt không, đúng tiến độ không và có phát sinh vấn đề gì nghiêm trọng không.

Bước 7: Giai đoạn sau hợp đồng

Sau khi hợp đồng kết thúc, doanh nghiệp vẫn phải làm một số công việc nhằm đảm bảo rằng mọi thứ được hoàn thiện đúng cách. Điều này bao gồm việc cam kết các điều kiện chấm dứt đã được đáp ứng, thanh toán các hóa đơn cuối cùng để tiến hành lưu trữ hợp đồng. Việc thực hiện khám nghiệm sau hợp đồng cũng rất hữu ích, điều này có thể cung cấp thông tin và kiến ​​thức có giá trị có thể cải thiện kết quả của các hợp đồng trong tương lai.

2. Xây dựng sơ đồ cụ thể về quy trình quản lý hợp đồng trong doanh nghiệp

Với một sơ đồ cụ thể thì doanh nghiệp có thể dựa vào đó dễ dàng phổ biến, triển khai tới các phòng ban. Thông qua sơ đồ này nhân viên sẽ có thể có cái nhìn trực quan và tiếp nhận được những công việc, yêu cầu mà phòng ban cũng như bản thân mình cần phụ trách. Điều này sẽ giúp quá trình triển khai trở nên dễ dàng hơn. Điều này giúp cho doanh nghiệp hạn chế tối đa được những rủi ro có thể gặp phải. 

Tuy nhiên, với bối cảnh công nghệ phát triển và môi trường làm ở khoảng cách xa như hiện tại thì doanh nghiệp nên triển khai quy trình quản lý hợp đồng online. Quy trình online sẽ khắc phục được nhiều những nhược điểm còn tồn tại của quy trình truyền thống. 

Cụ thể, trong khi quy trình truyền thống phải tốn tiền in ấn, dễ bị mất, nhân viên không chú ý vì bận rộn nhiều công việc khác, không đảm bảo được gửi tới toàn bộ nhân viên do sơ suất, in thiếu… thì với quy trình online, hệ thống sẽ giúp quy trình quản lý hợp đồng có thể tự động gửi tới được toàn bộ nhân viên liên quan, tiết kiệm được tiền in ấn, thông báo cụ thể chi tiết về công việc của từng nhân viên phải đảm nhận. 

3. Ứng dụng vào thực tiễn doanh nghiệp

Trong bước này doanh nghiệp cần phải ứng dụng linh hoạt vào thực tiễn công ty. Không nên quá máy móc, cứng nhắc. Khi đã lên kế hoạch từng bước cụ thể và quyết định đưa quy trình quản lý hợp đồng vào hoạt động thì doanh nghiệp cần phải xem xét và đánh giá hiệu quả của quy trình ấy trên nhiều khía cạnh. 

Doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả công việc của từng bước đã xác định khi được nhân viên từng phòng ban, nắm bắt, triển khai, dựa trên kết quả, thời gian của quá trình thương lượng, ký kết… Ngoài ra nhân viên cũng có thể đưa ra kiến nghị đóng góp để giúp quy trình quản lý hợp đồng hoàn chỉnh hơn. 

Như vậy với những thông tin trên thì bạn có thể kiến tạo 1 quy trình quản lý hợp đồng hiệu quả nhất, đi kèm với diều đó quản lý hợp đồng bằng phần mềm điện tử đang được ưa chuộng hiện nay để đáp ứng với xu hướng phát triển công nghệ trong nước. Ngoài ra để xây dựng một quy trình quản lý hợp đồng hiệu quả chính là cơ hội để nắm bắt vươn tới thành công của mỗi doanh nghiệp.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*