Ai được ủy quyền ký kết hợp đồng kinh tế 2022

Có thể hỏi Hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện các giao dịch, thoả thuận giữa các bên ký kết thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các thoả thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh, trong một hợp đồng kinh tế phải có quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ các bên. Vậy ai được quyền ký kết hợp đồng kinh tế, Tham khảo thêm bài viết sau đây nhé.

1. Điểm danh các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng

Theo quy định của Điều 312 Luật Thương mại 2005 để được áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng, cần đáp ứng được những điều kiện nhất định. Cụ thể như sau:

  • Đâu tiên là xảy ra hành vi vi phạm mà cả 2 bên đã thỏa thuận trước khi kí kết hợp đồng.

Đối với trường hợp này thì cả 2 bên đã có thỏa thuận cụ thể các trường hợp một bên được hủy bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm. Chẳng hạn như: “Bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp bên mua không thanh toán” “bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên bán không giao hàng đúng thời hạn trong hợp đồng”

Nếu xảy ra các trường hợp mà hai bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng thì bên bị vi phạm đương nhiên có quyền hủy bỏ hợp đồng.

  • Thứ hai, một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ Hợp đồng.

Vi phạm cơ bản chính là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Mục đích của hợp đồng chính là những quyền lợi, lợi ích mà các bên mong muốn có được từ việc giao kết hợp đồng. Chẳng hạn như đối với bên bán thì mục đích của việc giao kết hợp đồng thường là bán được hàng hóa và nhận thanh toán. Đối với bên mua thì thường mục đích giao kết hợp đồng thường là để mua được hàng hóa đúng chất lượng, số lượng, quy cách mẫu mã như thỏa thuận.

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp khi xảy ra hành vi vi phạm là được thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hoặc xảy ra hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản thì đều là điều kiện hủy bỏ hợp đồng. Nếu thuộc trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thì bên bị vi phạm không được hủy hợp đồng. Các trường hợp được miễn trách nhiệm trong hợp đồng:

  • Khi các bên thỏa thuận xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm
  • Khi cả 2 bên xảy ra sự kiện bất khả kháng
  • Khi hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên còn lại

2. Thẩm quyền ký hợp đồng theo ủy quyền được quy định như nào ?

– Đối với người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh người đại diện theo pháp luật của công ty

  • Những người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn như sau:

“a) Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  b) Tuyệt đối không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
  c) Nếu thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;
d) Phải đảm bảo các tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định”. 

3. Liệu rằng chủ doanh nghiệp tư nhân có được ủy quyền cho người khác không ?

Căn cứ theo Điều 185 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về Quản lý doanh nghiệp như sau:

 “a) Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

c) Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

d) Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”

Như vậy, đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp. Ngoài ra, khoản 1 Điều 138 của Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định về Người đại diện theo uỷ quyền như sau:

 e) Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 

Như vậy, chủ doanh nghiệp hay (người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân) có thể ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty. Việc ủy quyền này được lập thành văn bản, với nội dung và phạm vi ủy quyền được trình bày rõ ràng để người được ủy quyền thực hiện.

4. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng

– Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng sẽ không còn hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

– Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

+ Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.

+ Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

– Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.

– Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do quy định pháp luật.

– Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định.

Như vậy với những thông trên bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được việc ai có thể hủy được hợp đồng kinh tế và hậu quả của việc hủy hợp đồng sẽ như thế nào. Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết vui trong truy cập website http://hopdongdientu.net.vn/. Chúc bạn có thêm nhiều sức khỏe .

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*