Hợp đồng song vụ là gì ? Những thông tin cơ bản nhất 2022

Có thể nói hợp đồng là sự thoả thuận của các bên với nhau về quyền và nghĩa vụ xác lập, đồng thời cũng đảm bảo quyền và nghĩa vụ đó. Trong thời đại công nghệ 4.0 hợp đồng điện tử đã dần dần thay thế hợp đồng truyền thống bởi những lợi ích vượt trội mà nó mang lại. Hiện nay có rất nhiều loại hợp đồng phổ biến, trong đó phải kể đến loại hợp đồng đó là hợp đồng song vụ, đây là loại hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ còn một bên thì có quyền theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 quy định. Để tìm hiểu chi tiết hơn tham khảo bài viết ngay sau đây nhé

1.Hợp đồng song vụ là gì

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 điều 406, Hợp đồng song vụ được định nghĩa là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Khác với hợp đồng đơn vụ, trong hợp đồng song vụ, tất cả các bên chủ thể đều có nghĩa vụ của riêng mình. Do đó, quyền của bên này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

Cũng theo quy định tại bộ luật dân sự 2015, nghĩa vụ được hiểu là việc mà các bên phải thực hiện chuyển giao quyền, giao vật/trả tiền/giấy tờ có giá để thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nào đó. Công việc này được thực hiện vì lợi ích của một hay nhiều chủ thể có quyền.

2. Các loại hợp đồng song vụ

Hợp đồng hiểu đơn giản là ghi lại thỏa thuận của các bên. Bởi vậy, trong thực tiễn có nhiều loại hợp đồng. Một số hợp đồng dân sự thông dụng được pháp luật quy định và hướng dẫn cụ thể. Trong Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về loại hợp đồng song vụ như:

  • Hợp đồng mua bán tài sản
  • Hợp đồng gia công
  • Hợp đồng vay tài sản
  • Hợp đồng thuê tài sản
  • Hợp đồng ủy quyền
  • Hợp đồng dịch vụ

Chúng ta cần lưu ý tới hình thức khi giao kết hợp đồng dân sự song vụ. Đối với hợp đồng có đối tượng tài sản đặc biết như Bất động sản đất đai, nhà ở. Hình thức bắt buộc thể hiện bằng văn bản. Ngoài ra cần phải có sự công chứng chứng thực theo yêu cầu pháp luật.

Ngoài ra, theo Bộ luật dân sự 2015 nhằm bảo đảm các bên thực hiện quyền nghĩa vụ theo giao kết trong hợp đồng; chủ thể có thể áp dụng biện pháp bảo đảm. Tùy theo loại hợp đồng và mong muốn các bên để chọn một biện pháp bảo đảm thích hợp như: Cầm cố; đặt cọc; Thế chấp tài sản; Cầm giữ tài sản;…

3. Một số vấn để liên quan đến hợp đồng song vụ

a) Cầm giữ tài sản

Trong trường hợp nêu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng song vụ thì bên còn lại có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản .

b) Nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên

c) Không thực hiện được nghĩa vụ nhưng không do lỗi của các bên.

4. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng song vụ

Về mặt nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, thời điểm này còn được xác định theo sự thỏa thuận của các bên; hoặc theo quy định của pháp luật. Việc xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể bắt đầu từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Khi hợp đồng có hiệu lực các bên phải thực hiện nghĩa dân sự đã thỏa thuận.

  • Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên trực tiếp thỏa thuận với nhau.
  • Hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực sau khi giao kết; hoặc theo thỏa thuận các bên.
  • Hợp đồng bằng văn bản có điều kiện phải công chứng, chứng thực có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực. Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Trường hợp có hiệu lực theo pháp luật quy định. Ví dụ hợp đồng tặng cho bất động sản. Quy định tại Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015. Có hiệu lực tại thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản.

Như vậy với những thông tin hợp đồng điện tử đưa trên bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được hợp đồng song vụ là gì và những thông tin cơ bản nhất. Để có thể biết thêm nhiều thông tin chi tiết mời bạn tham khảo website chúc bạn ngày mới tốt lành.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*