Tài sản ngắn hạn là gì? Hướng dẫn tính tài sản ngắn hạn chi tiết

Tài sản ngắn hạn là yếu tố được nhiều doanh nghiệp chú trọng vì nó quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, tài sản ngắn hạn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy, tài sản ngắn hạn là gì? Cách phân loại tài sản ngắn hạn như thế nào?

1. Những điều cơ bản cần biết về tài sản ngắn hạn

Để biết các cách phân loại tài sản ngắn hạn như thế nào, doanh nghiệp cần hiểu được tài sản ngắn hạn là gì và vai trò của chúng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

1.1. Tài sản ngắn hạn là gì?

Tài sản ngắn hạn (Short-term assets) hay còn gọi là tài sản lưu động là tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của một doanh nghiệp. Tài sản này có thời gian thu hồi, đáo hạn hoặc luân chuyển không quá 01 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

Tài sản ngắn hạn còn gọi là tài sản lưu động bao gồm nhiều đối tượng

Tài sản ngắn hạn là gì trong doanh nghiệp bao gồm một nhóm các đối tượng sau:

  • Tiền mặt và các khoản tiền tương đương: tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các tài khoản thanh toán trong ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền. Trong đó, các khoản tương đương tiền là những khoản đầu tư có giá, có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 03 tháng và gần như không có rủi ro trong việc thu hồi lại các khoản đầu tư đó như: tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng…
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: chứng khoán kinh doanh, tiền gửi có kỳ hạn, các khoản cho vay hoặc các khoản đầu tư ngắn hạn khác.
  • Các khoản phải thu ngắn hạn: các khoản phải thu của khách hàng, các khoản ứng trước cho người bán, các khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và các khoản phải thu khác.
  • Hàng tồn kho: nguyên liệu, vật liệu, công cụ, sản phẩm,…
  • Một số tài sản ngắn hạn khác: các khoản tạm ứng cho người lao động, các khoản chi phí trả trước,…

1.2. Vai trò của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp là gì?

Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn có các vai trò quan trọng sau:

  • Vì giá trị của tài sản ngắn hạn có tỉ trọng lớn (dao động từ khoảng 25- 50% tổng tài sản doanh nghiệp) nên loại tài sản này là thước đo phản ánh quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng trong việc vận hành sản xuất, thu lại lợi nhuận cao và nâng cao năng lực cạnh tranh.
  • Tài sản ngắn hạn đảm bảo nguồn lực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo quá trình vận hành liên tục và dễ dàng hơn.
  • Các doanh nghiệp phát triển dựa trên nguồn tài sản lưu động góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

2. Hướng dẫn cách tính tài sản ngắn hạn chi tiết nhất

Trong báo cáo tài chính, kế toán phải cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp và các khoản tiền khác nhau trong đó có tài sản ngắn hạn. Vậy, công thức tính tài sản ngắn hạn là gì?

2.1. Công thức tình tài sản ngắn hạn trong báo cáo tài chính

Do tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, các khoản tiền tương đương như trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu,…cùng với các khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước nên công thức tính tài sản ngắn hạn là tổng tất cả các khoản có thể chuyển đổi thành tiền.

Tài sản ngắn hạn được tính bằng tổng các khoản có thể chuyển đổi thành tiền

Thông qua bảng cân đối của một công ty, chúng ta có thể tính tài sản lưu động như sau:

TÀI SẢN NGẮN HẠN = C + CE + I + AR + MS + PE + OLA

Trong đó: 

C= Tiền mặt

CE= Tương đương tiền

I= Hàng tồn kho

AR= Các khoản phải thu

MS= Chứng khoán đầu tư

PE= Chi phí trả trước

OLA= Tài sản lưu động khác

Như vậy, dựa vào công thức trên kế toán có thể dễ dàng tính tài sản ngắn hạn cho doanh nghiệp của mình. Từ đó, hoàn thiện báo cáo tài chính trong một chu kỳ hoặc 01 năm kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2. Lưu ý khi tính tài sản ngắn hạn

Khi tính tài sản ngắn hạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Khi rơi vào trường hợp thu hồi các khoản thu khó đòi, kế toán cần phải lập dự phòng để giá trị tài sản không cao hơn giá trị thực tế của tài sản ngắn hạn đó.
  • Khi tính giá của tài sản ngắn hạn, kế toán chỉ tính khi tài sản là ngoại tệ vì trong trường hợp này tài sản được coi là một loại hàng hóa đặc biệt có thể dùng để trao đổi, mua bán.
  • Các khoản thu ngắn hạn không tiến hành công tác tính giá của tài sản ngắn hạn.
  • Để tính tài sản ngắn hạn, kế toán có thể tìm thông tin, đối chiếu thông tin trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

3. So sánh sự khác nhau giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Tài sản của một doanh nghiệp là tổng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Vậy, để phân biệt được tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn doanh nghiệp dựa vào bảng sau:

TỔNG TÀI SẢN = TÀI SẢN NGẮN HẠN + TÀI SẢN DÀI HẠN
TÀI SẢN NGẮN HẠNTÀI SẢN DÀI HẠN
Thời gian luân chuyển dưới 01 hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh trên 12 tháng).Thanh khoản cao.Tài trợ bằng nguồn ngắn hạn và dài hạn.Thời gian luân chuyển trên 01 năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh trên 12 tháng).Thanh khoản thấp.Tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn.
Tiền và các khoản tiền tương đươngĐầu tư ngắn hạnCác khoản phải thuTồn khoTài sản ngắn hạn khácCác khoản phải thu dài hạnTài sản cố địnhBất động sản đầu tưCác khoản đầu tư tài chính dài hạnTài sản dài hạn khác

Kết luận

Như vậy, tài sản ngắn hạn là gì đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Khi thực hiện các công việc liên quan tới tài sản ngắn hạn, kế toán hoặc các bộ phận có liên quan trong một doanh nghiệp phải nắm rõ được công thức tính, sự khác nhau giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn cũng như vai trò của chúng trong doanh nghiệp. Bài viết mong đem đến thông tin hữu ích cho Quý bạn đọc!

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*