Mẫu hợp đồng liên doanh có những đặc điểm gì

Hợp đồng liên doanh được sử dụng nhiều trong hợp tác kinh tế và là một công cụ pháp lý quan trọng đảm bảo lợi ích của các bên tham gia. Dưới đây là mẫu hợp đồng liên doanh điển hình được nhiều cá nhân, tổ chức đặc biệt quan tâm.

1. Hợp đồng liên doanh là gì? Các loại hợp đồng liên doanh phổ biến

Liên doanh được hiểu là hình thức hợp tác kinh tế giữa hai hoặc nhiều bên, trong đó các bên cùng góp vốn và cùng tham gia quản lý và cùng chia lợi nhuận. Liên doanh có thể được thực hiện giữa các doanh nghiệp, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân hoặc giữa các doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân.

Mẫu hợp đồng liên doanh.

Hợp đồng liên doanh được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi quyền, nghĩa vụ dân sự liên quan đến hình thức hợp tác kinh tế cụ thể, trong đó các bên cùng góp vốn và cùng chia lợi nhuận.

Các loại hình hợp đồng liên doanh phổ biến:

  • Liên doanh hợp tác kinh doanh: Các bên cùng nhau hợp tác kinh doanh mà không thành lập công ty mới.
  • Liên doanh thành lập công ty mới: Các bên cùng nhau thành lập một công ty mới để thực hiện dự án.
  • Liên doanh BT: Xây dựng – Chuyển giao.
  • Liên doanh BOT: Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao.
  • Liên doanh BTO: Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành.

2. Mẫu hợp đồng liên doanh

Mẫu hợp đồng liên doanh đa dạng tùy thuộc vào từng hình thức liên doanh của các chủ thể hợp đồng. Tuy nhiên, mẫu hợp đồng liên doanh cần đảm bảo các nội dung chính của một hợp đồng dân sự.

Nội dung chính của hợp đồng liên doanh

Nội dung chính của hợp đồng liên doanh gồm các nội dung cơ bản của hợp đồng được quy định tại Điều 398, Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể gồm có:  

  • Đối tượng của hợp đồng: đối tượng thường là các dự án kinh tế, sản xuất sản phẩm, nghiên cứu khoa học.
  • Số lượng, chất lượng: số lượng, chất lượng gắn liền với đối tượng hợp đồng trong hoạt động liên doanh.
  • Giá, phương thức thanh toán: lựa chọn mức độ đóng góp, phương thức đóng góp (có thể là chuyển khoản, tiền mặt…)
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng: cần tính toán kỹ lưỡng đảm bảo thành công cho quá trình hợp tác.
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên: trong hợp đồng liên doanh cần quy định rõ tránh vi phạm quyền và nghĩa vụ của nhau.
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: thường là các khoản đền bù hợp đồng.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp: các bên thỏa thuận khi có tranh chấp xảy ra sẽ giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài, tòa án hoặc phương thức khác…

Tùy từng trường hợp các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng liên doanh. Tuy nhiên các nội dung thỏa thuận đảm bảo không trái quy định của pháp luật và không trái với các quy định riêng của từng lĩnh vực mà các chủ thể thực hiện ký kết.

3. Lưu ý khi giao kết hợp đồng liên doanh

Hợp đồng là căn cứ pháp lý quan trọng tạo mối quan hệ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham ra. Khi giao kết hợp đồng liên doanh, cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo hợp tác thành công và tránh rủi ro pháp lý.

Lưu ý khi giao kết hợp đồng liên doanh.

(1) Lưu ý về nội dung các điều khoản quan trọng trong hợp đồng liên doanh

  • Nội dung chặt sẽ, tường minh: hợp đồng liên doanh có thể có 2 hoặc nhiều bên cùng tham gia do đó nội dung của hợp đồng cần phải chặt chẽ, chi tiết, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu.
  • Vốn góp: quy định về hình thức, tỷ lệ, tiến độ góp vốn của các bên.
  • Phân chia lợi nhuận và chịu lỗ: trong nội dung hợp đồng cấn quy định rõ cách phân chia lợi nhuận và chịu lỗ tránh các xung đột về quyền lợi và trách nhiệm.
  • Giải quyết tranh chấp: do có đặc thù nhiều chủ thể tham gia do đó hợp đồng cần quy định cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh.
  • Thời hạn hợp đồng: quy định thời gian hiệu lực của hợp đồng (nếu được cần ấn định cụ thể thời điểm bắt đầu và kết thúc hợp đồng).
  • Điều kiện chấm dứt hợp đồng: Xác định các trường hợp dẫn đến chấm dứt hợp đồng.

(2) Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng liên doanh

Mặc dù đã có kinh nghiệm trong giao kết hợp đồng thì khi soạn thảo hợp đồng liên doanh vẫn cần lưu ý các điểm sau:

  • Nắm rõ luật giao kết hợp đồng đặc biệt khi sử dụng phương thức giao kết hợp đồng điện tử.
  • Cân bằng quyền lợi giữa các bên
  • Tham khảo ý kiến luật sư, người có kinh nghiệm: Để đảm bảo hợp đồng tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi của các bên.
  • Ngôn ngữ dễ hiểu: ngôn ngữ cần dễ hiểu, các ý trong hợp đồng cần được diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác, có thể tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trong lĩnh vực hợp tác.
  • Toàn diện: hợp đồng cần bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến quá trình hợp tác.

Trên đây https://hopdongdientu.net.vn/ cung cấp mẫu hợp đồng liên doanh, cá nhân và doanh nghiệp có thể tham khảo để xây dựng mẫu hợp đồng cho mình. Việc soạn thảo một hợp đồng liên doanh đầy đủ và chặt chẽ sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự thành công của dự án.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*