Hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân với doanh nghiệp mới nhất

Ngày nay với xu hướng phát triển của công nghệ, hợp đồng điện tử đang dần dần được thay thế hợp đồng truyền thống. Đối với hợp đồng dịch vụ được xây dựng như thế nào. Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Để tìm hiểu rõ hơn nữa về hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân với doanh nghiệp. Tham khảo bài viết ngay sau đây nhé.

1. Hợp đồng dịch vụ là gì ?

Căn cứ vào Điều 513, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”

Căn cứ vào điều 3.9, Luật Thương mại 2005 quy định: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”.

Từ các quy định nêu trên, có thể thấy định nghĩa về “hợp đồng lao động” và “hợp đồng dịch vụ” là khá giống nhau và khó phân biệt (đều là sự thỏa thuận giữa các bên và người lao động/ bên cung ứng dịch vụ đều nhận được một khoản tiền). Chính vì vậy, việc xác định một hợp đồng là hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng lao động không phải lúc nào cũng đơn giản và rõ ràng.

Khi tranh chấp lao động xảy ra, Toà án sẽ căn cứ vào những cơ sở pháp lý và vấn đề thực tiễn sau đây để xác định một hợp đồng giữa doanh nghiệp và cá nhân là hợp đồng lao động hay hợp đồng dịch vụ:

2. Mẫu hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân với doanh nghiệp

  • Hiện nay pháp luật chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về mẫu hợp đồng dịch vụ với cá nhân
  • Hợp đồng dịch vụ với cá nhân là hợp đồng thỏa thuận giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ sao cho không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.
  • Hai bên tự thỏa thuận với nhau về những nội dung quy định có trong hợp đồng như thời gian hợp đồng có hiệu lực, hình thức và phương thức thanh toán,…

3. Thời hạn của mẫu hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân với doanh nghiệp

Hiện nay pháp luật chưa có quy định về thời hạn của hợp đồng dịch vụ. Do đó, bên sử dụng dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ sẽ tự thỏa thuận về thời hạn của hợp đồng dịch vụ sao cho hợp lý và phù hợp với điều kiện của mỗi bên.

Tuy nhiên, theo Điều 521, Mục 9 – Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 có quy định về việc Tiếp tục hợp đồng dịch vụ như sau:

Sau khi kết thúc thời hạn thực hiện công việc theo hợp đồng dịch vụ mà công việc chưa hoàn thành và bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, bên sử dụng dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận cho đến khi công việc được hoàn thành.

Như vậy để ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân thì cá nhân đó cần tiến hành đăng ký kinh doanh theo luật định (chủ yếu là theo pháp luật doanh nghiệp). Nếu doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân không đăng ký kinh doanh là trái với quy định pháp luật như đã phân tích ở trên.

Một ý kiến khác (theo chủ quan của chúng tôi) là nếu cơ quan Nhà nước và pháp luật Việt Nam thực sự công nhận tính hợp pháp của hợp đồng dịch vụ được ký với cá nhân không có đăng ký kinh doanh theo luật định thì có lẽ không cần có sự tồn tại của pháp luật lao động cũng như các quy định về bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp.

Quy định pháp luật đã rõ ràng, vấn đề còn lại là doanh nghiệp và các cá nhân có muốn thực hiện theo đúng luật hay không mà thôi; và nếu chấp nhận thực hiện không đúng luật thì cũng nên sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi tranh chấp xảy ra.

4. Các hình thức của hợp đồng mua bán giữa cá nhân với doanh nghiệp

Về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa: Nó có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên ký kết hợp đồng. Trong một số trường hợp, luật pháp yêu cầu các bên tham gia ký kết hợp đồng bằng hình thức văn bản chẳng hạn như hợp đồng mua bán quốc tế, phải được thể hiện bằng văn bản hoặc dưới hình thức khác mang giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hoặc tin nhắn dữ liệu điện tử (hợp đồng điện tử)

Hiện nay, hình thức hợp đồng mua bán bằng phương thức điện tử cũng được sử dụng phổ biến bởi nó có giá trị tương đương hợp đồng văn bản giấy nhưng khắc phục được những hạn chế của hợp đồng giấy và mang đến nhiều ưu điểm, tính năng vượt trội: ký hợp đồng với nhiều hình thức ký số: OTP, USB Token, Chữ ký số HSM; ký hợp đồng nhanh chóng theo lô; tiết kiệm chi phí, thời gian; dễ dàng tích hợp với các phần mềm quản trị doanh nghiệp; lưu trữ an toàn bảo mật; tra cứu, báo cáo nhanh chóng…

Với những thông tin trên bạn hoàn toàn giải đáp được thắc mắc hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân vs doanh nghiệp . Mời bạn truy cập vào website http://hopdongdientu.net.vn/ để biết thêm nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn ngày mới tốt lành .

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*