Tài sản ròng là gì? Phân loại và cách tính tài sản ròng cần biết

Tài sản ròng là gì? Bài viết sau đây từ Iasset sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này một cách đầy đủ, rõ ràng. Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của tài sản ròng, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để xác định tình hình tài chính, đồng thời đánh giá được sự phát triển của một doanh nghiệp, tổ chức.

1.       Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng là gì? là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực tài chính, được hiểu là giá trị tài sản của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hay một quốc gia trừ đi những khoản nợ mà đối tượng đó đang có.

Nói cách khác, tài sản ròng là tổng tài sản mà một đối tượng nào đó đang nắm giữ nhưng sẽ trừ đi những khoản nợ chưa được thanh toán.

Tài sản ròng là gì, chính là cơ sở để đưa ra đánh giá về tình trạng tài chính hiện thời của một chủ thể.

Lấy ví dụ về tài sản ròng một cách dễ hiểu, đó có thể là tiền, bất động sản, nhà đất, xe cộ, vàng bạc hay lợi nhuận thu về từ đầu tư,… Song, không bao gồm các tài sản như bằng cấp, chứng chỉ,… dù trên thực tế, chúng có đóng góp vào tình hình tài chính của một cá nhân cũng như việc hình thành nên tài sản ròng.


Tài sản ròng là giá trị tài sản của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hay một quốc gia trừ đi những khoản nợ mà đối tượng đó đang có

2.       Phân loại giá trị tài sản ròng

2.1. Giá trị tài sản ròng của cá nhân

Giá trị tài sản ròng của cá nhân là giá trị tổng tài sản có thể quy đổi thành tiền mặt của cá nhân trừ đi các khoản nợ.

Ví dụ: Tài sản ròng gồm tiền mặt, trang sức, xe cộ, nhà cửa, khoản tiền đã được đầu tư, tiền tiết kiệm, tiền hưu trí,… Các khoản nợ của cá nhân gồm nợ không có đảm bảo (khoản vay cá nhân, vay tiêu dùng…) hoặc nợ đảm bảo (thế chấp tài sản),…

2.2. Giá trị tài sản ròng trong kinh doanh

Giá trị tài sản ròng trong kinh doanh đối với các tổ chức, doanh nghiệp chính là vốn hoặc giá trị sổ sách của đối tượng đó. Tài sản ròng sẽ phụ thuộc vào giá trị của tất cả tài sản và những khoản nợ mà công ty đó phải trả.

Giá trị này sẽ được thể hiện rõ ràng trên báo cáo tài chính thông qua số liệu thực tế và cụ thể. Bên cạnh đó,  trong trường hợp các khoản lỗ lũy kế trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp vượt quá số vốn của chủ sở hữu, các cổ đông, nghĩa là giá trị tài sản đó sẽ bị âm. Đồng nghĩa với việc, các nhà đầu tư và cổ đông đang bị lỗ.

2.3. Giá trị tài sản ròng với chính phủ

Tương tự như đối với cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp, tài sản ròng cũng là thước đo cho thấy sức mạnh tài chính của một quốc gia. Giá trị tài sản ròng của 1 quốc gia bao gồm tổng giá trị ròng của mọi doanh nghiệp – cá nhân đang cư trú tại quốc gia đó cùng với tài sản ròng của chính phủ.

Hiểu theo nghĩa cụ thể hơn, tài sản ròng trên phương diện này là giá trị tài sản tài chính và phi tài chính trừ đi khoản nợ của quốc gia đó.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, giá trị tài sản ròng càng lớn sẽ càng chứng tỏ được sức mạnh tài chính của một quốc gia.

3.       Cách tính giá trị tài sản ròng

Xét theo mối quan hệ tương quan giữa tài sản ròng và nợ, khi nợ giảm thì có nghĩa tài sản ròng và tài sản của cá nhân, tổ chức đang tăng lên. Theo đó, tình hình tài chính cũng đang được duy trì theo chiều hướng ổn định. 

Trong khi đó, nếu nợ không tăng trong khi tổng tài sản tăng thì giá trị tài sản ròng cũng sẽ tăng, cho thấy sự phát triển tích cực và thu về lợi nhuận tốt.

3.1. Công thức tính giá trị tài sản ròng

Về công thức tính giá trị tài sản ròng, ta có:

                Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – nợ phải trả


Công thức tính giá trị tài sản ròng

Trong đó:

Giá trị tài sản: là tổng giá trị chứng khoán của quỹ tính theo tiền mặt + thị giá 

  • Tài sản lưu động: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, các khoản tiền tương đương khác
  • Bất động sản: Nhà ở, các khoản đầu tư về đất đai, mặt bằng kinh doanh…
  • Tài sản tiết kiệm, tài khoản hưu trí, tài sản/ cổ phần kinh doanh
  • Các khoản cho vay/ đầu tư
  • Lợi nhuận thu về từ lãi suất cho vay, bồi thường, bảo hiểm,…

Nợ phải trả: là nợ ngân hàng, bao gồm cả gốc + lãi hoặc là nợ nhà đầu tư

  • Thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ tín dụng và nợ
  • Vay thế chấp: Vay thế chấp công ty, thế chấp nhà 
  • Vay trả góp: Vay mua trả góp, vay tín chấp trả góp

 Ví dụ:

Tổng giá trị tài sản của Công ty X  là 800 triệu nhưng có nợ ngân hàng 120 triệu, khi đó:

  Tài sản ròng của Công ty X = 800 – 120 = 680 triệu đồng

3.2. Vì sao phải tính giá trị tài sản ròng?

Giá trị tài sản ròng là một chỉ số tài chính mà bất cứ cá nhân, doanh nghiệp hay Chính phủ nào cũng cần lưu ý. Thông qua chỉ số này, chúng ta sẽ có cái nhìn chính xác và cụ thể nhất về tình hình tài chính, năng lực kinh doanh của mình.

Việc xem xét, tính toán giá trị tài sản ròng sẽ trở thành cơ sở để đưa ra những các quyết định quan trọng. Chẳng hạn như:  

Một là, biết được giá trị tài sản ròng của một đối tượng, chúng ta có thể thấy vị trí chính xác của chủ thể đó trên “thước đo giàu – nghèo” cũng như khả năng tài chính của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cao hơn nữa có thể lên tới tầm Chính phủ, quốc gia.


Biết được giá trị tài sản ròng, chúng ta sẽ có cái nhìn chính xác và cụ thể nhất về tình hình tài chính, năng lực kinh doanh của mình

Hai là, giúp theo dõi biến động tài chính của một chủ thể. Giá trị tài sản ròng là một con số thực tế và được tính toán một cách chính xác. Bởi vậy, dựa vào nó, bạn có thể theo dõi được sự phát triển lên/ xuống của năng lực tài chính.

Ba là, giúp cân bằng thu – chi, là căn cứ để quyết định nên nới lỏng hay thắt chặt chi tiêu. Chẳng hạn, nếu tổng thu nhập của bạn tăng lên nhưng giá trị tài sản ròng không tăng thì lời khuyên trong trường hợp này là nên hạn chế các khoản chi. Trong khi đó, nếu tổng thu nhập bị giảm nhưng giá trị tài sản ròng không thay đổi thì cho thấy một điều bạn đang biết cách kiểm soát chi tiêu của mình. 

Bốn là, giá trị tài sản ròng là căn cứ để đưa ra đánh giá, nhận định về hồ sơ vay vốn của bạn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc liệu khoản vay của bạn có được phê duyệt hay không?

Tựu trung lại, sự giàu có, năng lực tài chính của một đối tượng không thể hiện ở số tài sản đang sở hữu hay khoản nợ họ đang có mà được thể hiện rõ ràng nhất tại hiệu số của hai thông số này.

Trên đây là những thông tin cần thiết về tài sản ròng và những điều cần biết liên quan tới tài sản ròng. Hy vọng đem lại thông tin hữu ích cho độc giả về vấn đề này để có thể áp dụng trong thực tiễn.

Mọi thắc mắc và tư vấn thêm về tài sản cũng như phần mềm quản lý tài sản Iasset, Quý doanh nghiệp có thể truy cập website http://hopdongdientu.net.vn/

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*