Quản lý tài sản công – Nguyên tắc quản lý và quy định xử phạt.

Tài sản công là gì ?Quản lý tài sản công và nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng tài sản công được Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ nhằm phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công. Tài sản công chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của mỗi quốc gia vì vậy việc quản lý, sử dụng tài sản công là nhiệm vụ cấp thiết, vô cùng quan trọng.

1. Các nội dung cơ bản về quản lý tài sản công

Hệ thống pháp luật về công tác quản lý, sử dụng tài sản công ngày càng hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công cùng với đó góp phần vào mục tiêu phòng, chống tham nhũng.

1.1. Tài sản công là gì?

Căn cứ Điều 3, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tài sản công bao gồm:

  • Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  • Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
  • Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
  • Tài sản công tại doanh nghiệp;
  • Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước;
  • Đất đai và các loại tài nguyên khác.

Theo đó, tài sản công bao gồm các tài sản trên. Việc định nghĩa này tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản công và phân biệt tài sản công với một số loại tài sản khác.

1.2. Tại sao phải quản lý tài sản công?

Nhà nước là chủ sở hữu của tài sản công nhưng việc quản lý, sử dụng tài sản công được giao cho các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang,… Như chúng ta thấy, tài sản công đã được phân chia cho các cơ quan, đơn vị vì vậy quản lý tài sản công là vấn đề cấp thiết nhằm bảo vệ, gìn giữ khối tài sản của quốc gia.

Quản lý, tài sản công cải thiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Bên cạnh đó, tài sản công là nguồn lực tài sản có hạn của quốc gia chính vì vậy việc quản lý, sử dụng nguồn lực này một cách tối ưu sẽ tạo điều kiện phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,… giúp cho đời sống nhân dân được cải thiện cùng với đó là đáp ứng nhu cầu quản lý của nhà nước.

Đặc biệt, việc quản lý tài sản công góp phần vào công cuộc phòng, chống tội phạm tham nhũng. Quản lý tài sản công tạo ra một “hàng rào” chặt chẽ khiến những đối tượng có âm mưu tham nhũng không thực hiện được hành vi bất chính.

Như vậy, tài sản công chính là tài sản của quốc gia, một quốc gia muốn tồn tại và phát triển phải đẩy mạnh chiến lược quản lý tài sản công của mình. Chình vì vậy, việc quản lý, sử dụng tài sản công trong một quốc gia đóng vai trò vô cùng quan trọng.

2. Quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công

Tài sản công là gì ?Để có thể quản lý, sử dụng tài sản công một cách có hiệu quả, giảm thiểu hành vi thao túng, tham nhũng, Nhà nước đã ban hành các cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công.

2.1. Một số nguyên tắc trong việc quản lý, sử dụng tài sản công

Căn cứ Điều 6, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định các nguyên tắc trong việc quản lý, sử dụng tài sản công như sau:

(1) Mọi tài sản công đều do Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho các đối tượng được quy định theo luật này.

(2) Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và thống kế, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị. Đối với những tài sản có nguy cơ rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng thì được quản lý theo quy định của pháp luật.

(3) Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản. Ngoài ra, tài sản phải được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.

(4)  Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.

(5) Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Giám sát quy trình quản lý, sử dụng tài sản công phòng, chống tham nhũng

(6) Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.

(7) Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Vì vậy, mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công được quy định tại Điều 10, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017.

Theo đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các đối tượng quản lý, sử dụng tài sản công khác phải đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc tuân thủ các quy định này nhằm mục đích bảo vệ tài sản công của Nhà nước, khai thác nguồn lực từ tài sản sông đem lại nguồn lợi cho quốc gia.

2.2. Vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 11, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công bị xử phạt như sau:

– Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Ngoài ra, những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải có trách nhiệm giải trình, chịu trách nhiệm hoặc liên đới trách nhiệm nếu xảy ra hành vi vi phạm quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình. Trường hợp này, tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

Kết luận

Vậy tài sản công là gì ?Nhìn chung, hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công hiện nay được xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh. Điều này cho thấy, các đơn vị, cơ quan, tổ chức và các đối tượng khác trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tham khảo thêm website http://hopdongdientu.net.vn/ để có những thông tin bổ ích.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*