Biên bản thương thảo hợp đồng là gì? Mẫu biên bản theo quy định

Biên bản thương thảo hợp đồng mang tính pháp lý cao, có thể được sử dụng làm bằng chứng trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Vì vậy, việc soạn thảo và ký kết biên bản một cách chính xác là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi biên bản thương thảo là gì và mẫu biên bản chuẩn theo quy định hiện hành.

Biên bản thương thảo và những điều bạn cần biết

1. Biên bản thương thảo hợp đồng là gì?

Thương thảo HD là quá trình đàm phán giữa các bên tham gia vào một giao dịch, thường được biết đến là quá trình thương thảo giữa bên mời thầu và bên nhà thầu số 1 (nhà thầu tiềm năng, phù hợp nhất). Sự thương thảo giữa hai bên nhằm mục đích đạt được sự thống nhất về các điều khoản, điều kiện của hợp đồng. Đây là giai đoạn quan trọng trước khi chính thức ký kết hợp đồng, nhằm đảm bảo quyền lợi của mỗi bên và tạo ra một thỏa thuận công bằng, hợp lý.

Theo đó, biên bản là một văn bản ghi lại quá trình và kết quả của các cuộc thảo luận, đàm phán giữa các bên liên quan. Biên bản thương thảo được lập ra sau khi các bên tham gia vào một cuộc đàm phán để thống nhất các điều khoản của một hợp đồng. Đây là bản ghi chép chi tiết về những gì đã được thảo luận, đồng thuận và cam kết giữa các bên liên quan.

Sau khi có biên bản thương thảo, các bên sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng chính thức dựa trên nội dung đã thống nhất. Hợp đồng chính thức sẽ có giá trị pháp lý cao hơn và ràng buộc các bên chặt chẽ hơn.

Tại sao ghi biên bản khi lại quan trọng?

2. Vai trò của biên bản thương thảo hợp đồng

Biên bản thương thảo quan trọng với các bên tham gia bởi vai trò của nó, gồm:

– Ghi nhận thỏa thuận: Biên bản ghi lại chính xác những điểm đã đạt được trong quá trình thương thảo, tránh các tranh chấp có thể xảy ra sau này.

– Bảo vệ quyền lợi: Biên bản giúp bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia bằng cách ghi rõ ràng các điều khoản đã thỏa thuận.

– Cơ sở pháp lý: Biên bản là bằng chứng pháp lý cho thấy sự đồng thuận của các bên về các điều khoản của hợp đồng.

– Hướng dẫn thực hiện hợp đồng: Biên bản thương thảo giúp các bên hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó đảm bảo việc thực hiện hợp đồng diễn ra suôn sẻ.

– Cơ sở để giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, biên bản sẽ là căn cứ quan trọng để các bên đối chiếu và tìm ra giải pháp.

3. Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng mới nhất

Những nội dung chính của biên bản thương thảo bao gồm:

– Cơ sở làm căn cứ pháp lý: Ví dụ như Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. 

Thông tin cơ bản về các bên tham gia: Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của các bên tham gia đàm phán.

Thời gian và địa điểm: Ngày, giờ và nơi diễn ra cuộc đàm phán.

– Nội dung đàm phán: Các vấn đề, nội dung mà các bên đã thảo luận, thống nhất về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, yêu cầu của mỗi bên.

– Kết quả đàm phán: Những điểm đã được thống nhất, những điểm còn chưa thống nhất, và kế hoạch tiếp theo để giải quyết các điểm còn tồn tại.

– Chữ ký của các bên: Đại diện các bên ký xác nhận đồng ý để cam kết về những điều đã được ghi lại trong biên bản.

Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng đúng quy định ban hành lèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

–  Mẫu biên bản mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp tại phụ lục 6A: Tải tại đây!

– Mẫu biên bản gói thầu tư vấn tại phụ lục 6B: Tải tại đây!

Lưu ý: Khi thực hiện thương thảo , các bên cần tuân thủ theo nguyên tắc được quy định đối với hồ sơ mời thầu của Nghị định 63/CP, Luật đấu thầu.

Nhìn chung, biên bản thương thảo là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị và ký kết hợp đồng, giúp các bên có cái nhìn rõ ràng về những gì đã được thỏa thuận và đảm bảo rằng mọi điều khoản đều được hiểu rõ ràng trước khi hợp đồng chính thức được ký kết. Trên đây là những giải thích về khái niệm thương thảo hợp đồng là gì cùng mẫu biên bản theo mẫu của pháp luật quy định. Tham khảo thêm nhiều thông tin tại https://hopdongdientu.net.vn/ .

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*