Các loại hợp đồng thương mại phổ biến nhất 2022

Có thể nói hợp đồng kinh doanh thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan đến việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Vậy có những loại hợp đồng kinh tế thương mại nào, tham khảo bài viết ngay sau đây để có những thông tin bổ ích nhé.

1. Các loại hợp đồng thương mại

a) Hợp đồng mua bán hàng hóa

Đây là loại hợp đồng không có yếu tố quốc tế; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ( gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập) và hợp đồng mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa ( gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn).

b) Hợp đồng dịch vụ

Là loại hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa ( gồm hợp đồng trong các xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, các hoạt động thương mại khác) và các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành ( như hợp đồng dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch,…).

c) Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư thương mại khác

Như các loại hợp đồng giao nhận thầu xây dựng khác như hợp đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, dự án hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, nhà ở,…)

2. Mục đích của hợp đồng thương mại

Mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận. Xuất phát từ mục đích của hợp đồng là lợi nhuận nên khi các thương nhân tham gia vào ký kết một hợp đồng thương mại cũng đều vì mục đích lợi nhuận.

Theo quy định của Luật Thương mại thì đối với những hợp đồng giữa thương nhân với chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích sinh lợi thì việc có áp dụng Luật thương mại để điều chỉnh quan hệ hợp đồng này hay không là do bên tham gia hợp đồng và không có mục đích là lợi nhuận quyết định.

3. Đặc điểm của hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại được ký kết giữa các bên là những thương nhân, hoặc có một bên là thương  nhân. Đây chính là một điểm đặc trưng của hợp đồng thương mại so với các loại hợp đồng dân sự.

Về chủ thể trong hợp đồng thương mại ở đây gồm những thương nhân (bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp hoặc các nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh), cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại (Điều 2 Luật thương mại 2005)

Khi ký kết hợp đồng thương mại, để đảm bảo hợp đồng thương mại có hiệu lực pháp luật và bảo vệ được đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Về nguyên tắc, thỏa thuận giữa các bên tại hợp đồng thương mại (trừ các hợp đồng thuộc các lĩnh vực đặc thù được điều chỉnh riêng bởi các luật chuyên ngành) sẽ phải tuân theo các quy định tại Luật Thương Mại, trong trường hợp Luật Thương Mại không có quy định, các quy định tương ứng tại Bộ Luật dân sự hoặc các văn bản pháp luật khác sẽ được áp dụng.
  • Thời gian khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng thương mại chỉ có 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên tại hợp đồng thương mại bị xâm phạm.
  • Do đó khi thỏa thuận các điều khoản tại hợp đồng thương mại, các bên cần tham chiếu trước hết đến các quy định tại Luật Thương Mại để soạn thảo các điều khoản hợp đồng phù hợp.
  • Cần lưu ý, Luật Thương Mại có nhiều quy định khác biệt so với Bộ Luật Dân Sự trong nhiều vấn đề, có thể kể đến như: mức phạt vi phạm hợp đồng (theo Luật Thương Mại tối đa không quá 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm), v.v.
  • Theo quy định của Luật Thương Mại 2005, một số loại hợp đồng thương mại bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, có thể kể đến như: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
  • Thời hiệu này ngắn hơn nhiều so với thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự (03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm).
  • Các hợp đồng cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá, hợp đồng đại lý, hợp đồng gia công, hợp đồng nhượng quyền thương mại, v.v.

4. Các thông tin cần trình bày trong hợp đồng thương mại

a) Điều khoản thông tin các bên

Là loại điều khiển thường được ghi nhận là thông tin các bên và chỉ được xác lập và thỏa thuận khi có 2 bên tham gia. Do đó, điều khoản về thông tin các bên là cơ bản và bắt buộc cần phải có.

b) Điều khoản về đối tượng hợp đồng

Mỗi loại hợp đồng đều có đối tượng cụ thể. Ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa thì đối tượng chính là hàng hóa.

Trong hợp đồng phải ghi nhận đúng đối tượng làm các bên giao dịch, để chắc chắn hơn các bên thường quy định về đối tượng, chất lượng, số lượng,…đối tượng của hợp đồng.

c) Điều khoản thanh toán

Điều khoản này có nhiều phương thức thanh toán khác nhau và mỗi loại hợp đồng sẽ có hình thức thanh toán phù hợp như: tiền mặt, chuyển khoản ngân hàng, nhờ thu,..

d) Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng

Điều khoản về phạt vi phạm nhằm để đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của các bên và thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

Tuy nhiên, theo Luật Thương mại 2005 thì mức phạt vi phạm không được quá 8% giá trị nghĩa vụ trong hợp đồng và chỉ phạt nếu được quy định trong hợp đồng.

Như vậy với những thông tin bạn hoàn toàn có thể lý giải được thắc mắc các loại hợp đồng thương mại phổ biến nhất 2022 .Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin về hợp đồng điện tử mời bạn truy cập website http://hopdongdientu.net.vn/. Chúc các bạn ngày mới tốt lành.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*