Hợp đồng liên kết là gì? Đặc điểm của hợp đồng liên kết

Hợp đồng liên kết được sử dụng phổ biến trong hoạt động kinh doanh. Theo hợp đồng liên kết các đơn vị, doanh nghiệp xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Tìm hiểu thông tin hợp đồng liên kết là gì ngay ở bài viết dưới đây nhé.

1. Hợp đồng liên kết là gì?

Hợp đồng liên kết là văn bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh giữa những bên trong quan hệ kinh doanh dưới hình thức thành lập một doanh nghiệp hoàn toàn mới, do những bên giao kết hợp đồng cùng làm chủ sở hữu.

Tìm hiểu về hợp đồng liên kế là gì.

Lưu ý:

  • Đối với chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài thì cần có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để hợp đồng có hiệu lực.
  • Trường hợp chủ thể giao kết hợp đồng là pháp nhân Việt Nam thì doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam.

Điều kiện đối với nhà đầu tư cần phải đáp ứng đầy đủ những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành hoặc theo những thỏa thuận trong một số Hiệp định quốc tế mà có Việt Nam là thành viên.

Hợp đồng liên kết sẽ có hiệu lực sau khi được cấp giấy phép đầu tư, đáp ứng được những điều kiện và cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ cần thiết để hoàn thiện thủ tục đăng ký đầu tư tại Việt Nam.

2. Đặc điểm của hợp đồng liên kết

Bên cạnh các đặc điểm chung của một hợp đồng kinh tế thì hợp đồng liên kết có đặc điểm riêng. Căn cứ vào các đặc điểm riêng này, các chủ thể sẽ cân nhắc giao kết hợp đồng liên kết hay hợp đồng hợp tác kinh doanh đồng thời có thể phân biệt hợp đồng liên kết và các hợp đồng khác.

Đặc điểm của hợp đồng liên kết gồm:

  • Chủ thể liên kết: là đối tượng cam kết bỏ vốn đầu tư, tham gia thành lập doanh nghiệp liên kết (công ty cổ phần, công ty TNHH).
  • Mục tiêu liên kết và dự án: mục tiêu mà những bên đề ra khi thành lập công ty liên kết.
  • Thành lập pháp nhân liên kết: tuyên bố, thỏa thuận thành lập pháp nhân liên kết là doanh nghiệp liên kết.
  • Vốn góp, vốn điều lệ, vốn đầu tư dự án liên kết: là những quy định, thỏa thuận và cam kết góp vốn của mỗi bên thành lập công ty liên kết. Vốn góp có thể bằng tiền hoặc tài sản…Ngoài ra còn có vốn đầu tư do những bên cam kết góp hoặc huy động để thực hiện dự án.
  • Quyền và nghĩa vụ của những bên tham gia: quy định quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng liên kết.
  • Chế độ về tài chính, báo cáo và những vấn đề khác: quy định những chế độ về tài chính, kế toán, kiểm toán, bảo hiểm, tiền tệ áp dụng tại công ty và dự án theo quy định của pháp luật.
  • Phân chia lợi nhuận: quy định theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên vào doanh nghiệp liên kết, thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty liên kết.
  • Chấm dứt hợp đồng và điều khoản của công ty: quy định những trường hợp chấm dứt hợp đồng, chấm dứt Hợp đồng liên kết và dự án đầu tư.
  • Giải quyết những tranh chấp và bế tắc: hợp đồng liên kết thường quy định những cơ chế tài phán để giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng.

3. Ưu và nhược điểm của hợp đồng liên kết 

Để kinh doanh thành công và tránh các rủi ro có thể gặp, các chủ thể cần mắm được ưu và nhược điểm của hợp đồng giao kết kinh doanh.

Ưu và nhược điểm của hợp đồng liên kết.

3.1 Ưu điểm của hợp đồng liên kết

Các ưu điểm của hợp đồng liên kết như:

  • Tập trung nguồn lực: Các bên cùng nhau đóng góp nguồn lực, giúp tăng hiệu quả hoạt động.
  • Chia sẻ rủi ro: Rủi ro được chia sẻ giữa các bên, giảm thiểu rủi ro cho từng bên.
  • Tiếp cận công nghệ và thị trường mới: Các bên có thể tiếp cận công nghệ mới và thị trường mới.
  • Tăng cường năng lực cạnh tranh: Hợp tác giúp các bên tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường.

3.1 Nhược điểm của hợp đồng liên kết

Nhược điểm của hợp đồng liên kết như:

  • Xung đột lợi ích: Có thể xảy ra xung đột lợi ích giữa các bên.
  • Quản lý phức tạp: Quản lý một dự án liên kết thường phức tạp hơn so với một dự án đơn lẻ.
  • Rủi ro pháp lý: Có thể phát sinh các rủi ro pháp lý nếu hợp đồng không được lập rõ ràng.

Hiểu rõ hợp đồng liên kết là gì, đặc điểm của hợp đồng liên kết và ưu nhược điểm sẽ giúp các cá nhân và doanh nghiệp có thể bảo vệ lợi ích của mình, cùng thực hiện mục tiêu chung và là tiền đề cho hợp tác thành công. Các bên có thể sử dụng hợp đồng điện tử để ký hợp đồng liên kết tạo ưu thế vượt trội về hợp tác, kết nối giữa các chủ thể tham gia hợp đồng.Tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích tại https://hopdongdientu.net.vn/

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*