Dịch Covid đã qua nhưng hiện nay nhiều người lao động liên tục nhảy việc vì lương thấp. môi trường làm việc áp lực …. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng cao người lao động bấp bênh trong cuộc sống họ đành chấp nhận rút bảo hiểm xã hội một lần. Nên hay không nên rút BHXH một lần tham khảo bài viết ngay sau đây nhé.
1. Những khó khăn mà người lao động thường gặp phải
Chị Lê Thị Mai ( 38 tuổi quê ở Thanh Hóa Từng làm việc ở nhiều khu công nghiệp từ Nam ra Bắc, sau đó tiếp tục tìm kiếm việc làm mới tại Khu Công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). Đến năm 2021, sau hơn 8 năm tham gia BHXH, chị Thúy quyết định rút BHXH một lần và nghỉ việc để về quê.
Với mức lương bình quân một tháng là 5,2 triệu đồng, chị Thúy nhận một lúc gần 70 triệu đồng. Chị dùng số tiền này chị gửi về nhà trả nợ và dùng để trang trải cuộc sống những lúc chưa xin được việc. Đến nay thì số tiền đó cũng không còn mấy. Như vậy liệu việc rút có nên không , hay để lại tích trữ lâu dài .
Chồng chị Mai làm công việc sửa chữa điều hòa tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, thu nhập bấp bênh. Những tháng ít việc, mọi chi phí đều dựa vào đồng lương của vợ. Làm công nhân thời vụ ở một công ty sản xuất linh kiện điện tử, chị Thúy được trả mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng. Thế nhưng chưa làm hết tháng, nữ công nhân này đã xin nghỉ vì không thể chịu được áp lực công việc và môi trường công ty.
“Sau khi nghỉ việc, tôi nhận về khoảng 4 triệu đồng tiền lương từ công ty này. Trả tiền phòng trọ đã hết hơn 1 triệu đồng trong khi chồng tôi không có thu nhập. Mỗi khi đi chợ, tôi không dám mua thịt, chỉ dám mua mấy con cá, bó rau để nấu cơm. Nghĩ lại vẫn thấy quá cực” – chị Thúy chia sẻ.
Sau đó, chị Thúy tiếp tục “nhảy” sang hai công ty khác. Hiện tại, chị Thúy mong muốn sớm được ký hợp đồng với công ty mới này để được đóng bảo hiểm.
Vậy liệu nhảy việc rồi có tìm được công việc mong muốn hay không. Về khoản này người lao động nên cân nhắc suy nghĩ kĩ trước khi có ý định nghỉ việc.
“Ký hợp đồng xong làm công nhân khoảng vài năm tôi sẽ lại rút bảo hiểm xã hội một lần nữa. Số tiền này tôi và chồng sẽ sử dụng để về quê mở một tiệm bán thiết bị điện” – chị Thúy nói.
Anh Đông đang chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để rút BHXH một lần. Theo anh, số tiền nhận được khoảng 100 triệu đồng, anh sẽ về quê mở một trang trại chăn nuôi.
Cuộc sống hiện tại anh Đông đang thuê trọ một mình tại huyện Đông Anh, khi chưa có gia đình anh từng suy nghĩ sẽ mua nhà ở Hà Nội để sinh sống, nhưng hiện tại khi có 2 con nhỏ, anh đã thay đổi suy nghĩ khác hoàn toàn, lấy vợ muộn thêm sức khỏe giảm sút nên hiện tại anh muốn nghỉ việc rút bảo hiểm xã hội một lần và trở về quê sống cùng vợ con. Anh chia sẻ: Dù có gắn bó với công ty lâu đến đâu thì ít ai có thể làm đến lúc nghỉ hưu.
2. Mặt lợi trước mắt nhưng về lâu dài sẽ bất cập.
Vào những năm đầu của 2022 số lượng người rút BHXH 1 lần đã gia tăng rõ rệt, trong tháng này, cả nước có trên 93.000 người rút BHXH một lần, giảm 10% so với tháng 4.2021.
Bà Đinh Thị Thu Hiền – Phó ban Thực hiện chính sách (BHXH Việt Nam) cho hay, việc nhận BHXH một lần được coi là “lợi trước mắt, hại lâu dài”, bởi toàn bộ thời gian đã đóng BHXH trước đó của người lao động không được bảo lưu.
Đồng thời, các quyền lợi của người lao động sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều so với tham gia cho đến khi đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Về lương hưu, bà Hiền phân tích, mức lương hưu không phải là một mức cố định tại thời điểm nghỉ hưu mà định kỳ được điều chỉnh tăng để đảm bảo giá trị. Trong 2 năm qua, dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng lương hưu đã được điều chỉnh với mức chung là 7,4% từ ngày 1.1.2022.
Người hưởng lương hưu cũng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí từ khi hưởng lương hưu đến khi mất với quyền lợi hưởng cao (mức hưởng bảo hiểm y tế của người nghỉ hưu là 95%, trong khi mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình là 80%).
Trong giai đoạn tuổi già, nguy cơ đối mặt nhiều hơn với ốm đau, bệnh tật nên việc được chia sẻ phần lớn nguồn kinh phí khám chữa bệnh từ Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ giảm bớt áp lực kinh tế cho gia đình họ.
Bên cạnh đó, trong thời gian hưởng lương hưu, không may người hưởng lương hưu qua đời thì thân nhân sẽ được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm: Trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người hưởng lương hưu chết; trợ cấp tuất hằng tháng (mức trợ cấp bằng 50% hoặc 70% mức lương cơ sở); hoặc trợ cấp tuất một lần.
Hiện tại quỹ bảo hiểm xã hội đang chi cho quản lý quỹ là bao nhiêu phần trăm khối lượng nhà nước đóng vào quỹ BHXH bao nhiêu và hưởng từ quỹ này bao nhiêu, tương tự khối tư nhân đóng hưởng bao nhiêu, mức lương hưu giữa 2 khối này, tuổi thọ bình quân của 2 khối lao động này, có như vậy mới đưa ra được những chính sách hợp lý hơn và điều đó công bằng hơn cho tất cả người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
Như vậy với những thông tin trên bạn có nên quyết định rút bảo hiểm xã hội 1 lần có hay không, đừng nghĩ những cái lợi trước mắt. Chúc bạn có những quyết định sáng suốt để hưởng được những lợi ích của bảo hiểm xã hội. Muốn biết nhiều thông tin truy cập website http://hopdongdientu.net.vn/
Leave a Reply