Có thể nói hiện nay nhiều người đang nhầm lẫn giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại. Vậy phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại giống và khác nhau ở điểm nào? Thực tế cho thấy hợp đồng thương mại cũng là loại hợp đồng chịu sự điều chỉnh của bộ luật dân sự. Tham khảo bài viết ngay sau đây để tìm hiểu sự khác biệt của 2 loại hợp đồng này nhé.
1.Tìm hiểu chung về hợp đồng
Hợp đồng dân sự là các loại hợp đồng thông thường phát sinh trong các quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự 2015.
Hợp đồng dân sự được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự. Thuật ngữ hợp đồng dân sự còn được hiểu là quan hệ dân sự phát sinh từ hợp đồng dân sự hay văn bản trong đó chứa đựng các yếu tố và điều khoản của hợp đồng dân sự.
Hợp đồng dân sự là một trong các căn cứ hợp pháp, phổ biến, thông dụng làm phát sinh các hậu quả pháp lý với các đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự, trong đó, quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia quan hệ được thể hiện đầy đủ nhất.
2. Sự khác nhau giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự
STT | Tiêu chí | Hợp đồng dân sự | Hợp đồng thương mại |
1 | Pháp luật điều chỉnh | Bộ luật dân sự | Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Bộ luật dân sự. |
2 | Khái niệm | Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.(Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015) | Hợp đồng thương mại là hoạt động giữa các thương nhân nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.(Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005) |
3 | Chủ thể | Bao gồm Cá nhân, tổ chức | Các bên có Ít nhất một bên là thương nhân |
4 | Mục đích | Dành cho Tiêu dùng, có thể sinh lợi hoặc không | Mục đích sinh lợi nhuận |
5 | Nội dung hợp đồng | Bao gồm có các điều khoản cơ bản, theo quy định của pháp luật như: đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá, phương thức thanh toán, thời hạn địa điểm phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, giải quyết tranh chấp,…(Điều 398 Bộ luật dân sự 2015) | Đầu tiên sẽ có các điều khoản cơ bản, hợp đồng thương mại có một số điều khoản bắt buộc khác như các điều khoản quy định về việc vận chuyển hàng hóa, điều khoản về bảo hiểm… |
6 | Cơ quan giải quyết tranh chấp | Tòa án giảu quyết | Có thể lựa chọn tòa án hoặc trọng tài thương mại |
7 | Phạt vi phạm hợp đồng | Không bị giới hạn về mức phạt(Điều 422 Bộ luật dân sự 2015) | Không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm(Điều 301 Luật Thương mại 2005) |
3. Vi phạm hợp đồng dân sự
Khi giao kết, thực hiện hợp đồng, các bên sẽ bị phạt vi phạm nếu không thực hiện đúng hoặc không thực hiện các nghĩa vụ phát sinh theo quy định tại hợp đồng. Tuy nhiên, các bên sẽ chỉ bị phạt vi phạm nếu trong hợp đồng có điều khoản thỏa thuận về trường hợp phạm vi phạm.
Đối với hợp đồng dân sự, mức phạt không bị giới hạn tối đa. Các bên có thể thỏa thuận về mức phạt vi phạm tùy thích. Tuy nhiên, trong hợp đồng thương mại, các bên có thể thỏa thuận về mức phạt vi phạm nhưng không vượt qua 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm. Có thể thấy, luật thương mại đã quy định rõ ràng về mức phạt tối đa. Đây cũng là một trong những điểm khác nhau quan trọng bạn cần lưu ý khi phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 thì bên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng.
Ngoài ra, hợp đồng thương mại có một số điều khoản mà hợp đồng dân sự không có như: điều khoản thời gian, địa điểm giao hàng; điều khoản vận chuyển hàng hóa; điều khoản bảo hiểm
Với những thông tin trên bạn hoàn toàn có thể phân biệt được hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại một cách dễ dàng nhất . Tìm hiểu nhiều thông tin trên website http://hopdongdientu.net.vn/ . Chúc bạn sức khỏe và có nhiều niềm vui trong cuộc sống
Leave a Reply