
Ký kết hợp đồng lao động làm phát sinh quan hệ lao động và trong một số trường hợp các bên còn ký thêm phụ lục hợp đồng lao động. Vậy phụ lục hợp đồng lao động là gì? Các trường hợp nào được ký phụ lục?

1.Phụ lục hợp đồng là gì
Bộ luật dân sự 2015 không nêu rõ khái niệm phụ lục hợp đồng là gì. Tuy nhiên tại Điều 24 Bộ luật lao động 2012 có quy định:“Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.”
Từ định nghĩa phụ lục hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động, chúng ta có thể hiểu: Phụ lục hợp đồng là văn bản quy định chi tiết một số điều khoản hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
2. Cách phân loại phụ lục hợp đồng
Có nhiều cách chia phụ lục hợp đồng khác nhau, tuy nhiên khi xét theo khái niệm hiện nay phụ lục hợp đồng được chia ra làm 2 loại chính:
- Loại phụ lục hợp đồng 1: Đây là loại phụ lục hợp đồng được viết ra cùng với thời gian viết hợp đồng chính thức. Với loại này nó thường quy định cụ thể về công việc, ngày tháng, hàng hóa, giai đoạn, số liệu, tiêu chuẩn… những quy định này sẽ tuân theo nguyên tắc của hợp đồng chính nhưng được viết dưới dạng cụ thể và chi tiết nhất.
- Loại phụ lục hợp đồng 2: Phụ lục này được lập sau hợp đồng chính nhằm mục đích sử đổi lại một hoặc một số điều khoản thay đổi theo ý kiến của hai bên sẽ ký kết. Phụ lục hợp đồng này sẽ có hiệu lực trong việc thay đổi những nội dung như thời gian hợp đồng, gia hạn, điều chỉnh tăng – giảm, thêm điều kiện, xóa bỏ điều khoản…. Đơn giản loại phụ lục hợp đồng này sẽ có quyền sửa đổi, xóa bỏ hoặc thêm một số hạng mục cần thiết khi hai bên đã thảo luận trước khi ký hợp đồng.
Hiệu lực của phụ lục hợp đồng : Điều 403 Bộ luật dân sự 2015 quy định phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Bởi vì phụ lục hợp đồng được lập kèm theo hợp đồng. Đồng thời, nội dung của phụ lục hợp đồng cũng không được trái nên hiệu lực hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng.
3. Nội dung của phụ lục hợp đồng
Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, tuy nhiên nếu hợp đồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ sẽ dẫn đến phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu ở hợp đồng.
4. Số lần tối đa được ký phụ lục hợp đồng
Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về số phụ lục hợp đồng tối đa có thể ký kết, vì thế số lượng sẽ tùy thuộc vào mức độ cụ thể của hợp đồng và tuỳ thuộc vào ý chí của các bên tham gia giao kết.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 5 thì riêng đối với hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng, cụ thể:
“Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động”.
Như vậy, các bên chỉ được ký kết phụ lục để sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động tối đa một lần và đảm bảo không làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết.
5. Một số trường hợp phải ký phụ lục hợp đồng.
Theo Điều 403 Bộ luật Dân sự nêu trên, phụ lục được ban hành kèm Hợp đồng khi hợp đồng có một số điều khoản cần được quy định chi tiết hơn:
Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi
Đồng thời, Điều 24 Bộ luật Lao động nêu rõ: Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Như vậy, hợp đồng không bắt buộc phải có phụ lục mà chỉ có 02 trường hợp hợp đồng cần phải có phụ lục:
– Quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Và nội dung của phụ lục phải không được trái với nội dung của hợp đồng;
– Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng. Loại phụ lục này thường được lập sau khi hợp đồng được lập nhằm thay đổi, sửa đổi các nội dung ban đầu của hợp đồng…ư
Với những thông tin mà hopdongdientu nêu trên bạn hoàn toàn biết được phụ lục hợp đồng có những điểm mới gì, những trường hợp nào phải ký phụ lục hợp đồng. Chúc các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích và tràn ngập năng lượng ngày mới.
Leave a Reply