Quản lý tài sản là gì? Tầm quan trọng của quản lý tài sản trong doanh nghiệp

Quản lý tài sản hiệu quả sẽ giúp cả cá nhân lẫn doanh nghiệp cùng nắm được tình hình tài sản của mình. Từ đó, biết được đã sử dụng tài sản hiệu quả hay chưa cũng như đưa ra biện pháp quản lý một cách phù hợp.

1. Quản lý tài sản là gì?

Trong tiếng Anh, quản lý tài sản là “Asset management”. Còn theo Bộ luật Dân sự 2015, Quản lý tài sản được hiểu là trông coi, giữ gìn tài sản, giữ cho tài sản không bị hao hụt, ngoại trừ những hao mòn tự nhiên.

Trên thực tế, đây là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và không có định nghĩa chính xác. Tuy nhiên, có thể hiểu quản lý tài sản thường được dùng khi nhắc đến một hệ thống giám sát, duy trì những tài sản hữu hình cũng như vô hình. Những tài sản này có điểm chung là đều có giá trị đối với một cá nhân hoặc một tập thể nào đó.

Nói cách khác, quản lý tài sản cũng mang ý nghĩa là một quá trình xem xét, vận hành, duy trì, nâng cấp và cũng có thể là loại bỏ tài sản một cách bài bản với mục đích đem đến giá trị sử dụng hiệu quả nhất cho loại tài sản đó.


Quản lý tài sản được hiểu là trông coi, giữ gìn tài sản,
giữ cho tài sản không bị hao hụt

2. Quản lý tài sản gồm những hoạt động gì?

Hiểu về thuật ngữ quản lý tài sản nhưng nắm bắt được trong công tác quản lý tài sản gồm những hoạt động gì cũng vô cùng quan trọng. Có như vậy, bạn mới có thể biết cách thực hiện công tác này một cách thường xuyên và đều đặn, giúp ích cho cá nhân, tổ chức của mình.

Theo đó, công tác quản lý tài sản trong doanh nghiệp sẽ thường bao gồm một số hoạt động mà bạn có thể tham khảo như sau:

2.1. Sắp xếp, tổng hợp thông tin

Với những doanh nghiệp lớn, khối lượng tài sản sẽ thường có sự tương quan với quy mô của doanh nghiệp đó. Vì thế, để thuận tiện cho công tác quản lý tài sản, trước tiên bạn cần đến phần mềm hỗ trợ, giúp công tác quản lý tài sản luôn được cập nhật liên tục. Có như vậy, lãnh đạo mới có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình chung của các máy móc, thiết bị, tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu.

2.2 Đánh mã

Công tác quản lý tài sản luôn phải gắn liền với việc đánh mã để giúp phân loại, quản lý tình trạng của mỗi sản phẩm. Việc này vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua, nhất là đối với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn với nhiều chi nhánh, cơ sở, số lượng tài sản lớn và phức tạp, thường có sự rải rác ở nhiều nơi.

2.3. Quản lý kho vật tư

Công tác quản lý tài sản doanh nghiệp sẽ gắn liền với nhiệm vụ quản lý kho vật tư. Cụ thể gồm: 

  • Thông báo lượng hàng tối thiểu trong kho
  • Đề xuất mua hàng
  • Đề xuất luân chuyển các trang thiết bị, tài sản 
  • Thống kê vật tư theo yêu cầu


Biết quản lý tài sản đều đặn, thường xuyên sẽ giúp ích cho cá nhân, tổ chức

2.4. Quản lý mua sắm

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc thay thế, cấp mới các vật dụng, thiết bị sẽ diễn ra đều đặn. Chính vì lẽ đó, đầu việc quản lý, giám sát các yêu cầu mua sắm, thay mới, vận chuyển cũng là hoạt động không thể thiếu khi doanh nghiệp quản lý tài sản của mình.

2.5. Quản lý chi phí

Khi quản lý tài sản, không thể bỏ qua phần quản lý chi phí và công tác này đòi hỏi luôn phải có sự rõ ràng, minh bạch.

3. Lợi ích của việc quản lý tài sản đối với doanh nghiệp?

Thực hiện quản lý tài sản, người chủ doanh nghiệp sẽ có một cái nhìn tổng quát về “vòng đời” của toàn bộ tài sản mà công ty sở hữu, kể từ lúc tài sản được mua sắm tới khi được thay mới, luân chuyển và thải bỏ. 

Về mặt ưu điểm, việc quản lý tài sản sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Theo đó, không chỉ dễ dàng nắm bắt được số lượng, tình trạng sử dụng tài sản của mình, khi có phương pháp quản lý tài sản hiệu quả, tất cả nhân viên trong công ty từ đó cũng tự tạo cho mình ý thức để giữ gìn, bảo vệ tài sản để nâng cao tuổi thọ, thời gian sử dụng của chúng.

Đồng thời, biết cách hệ thống lại các loại tài sản, đưa ra kế hoạch sử dụng một cách hiệu quả, có trách nhiệm đối với bất kỳ loại tài sản nào đang sử dụng nói riêng và tài sản của doanh nghiệp nói chung.

Một lưu ý khi quản lý tài sản, đó là các doanh nghiệp nên đưa ra các kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản đúng cách cũng như nâng cấp, sửa chữa tài sản khi phát sinh vấn đề nhưng vẫn còn sử dụng được hoặc loại bỏ, thay mới tài sản khi cần thiết.

Để công tác quản lý tài sản phát huy hiệu quả một cách tối đa, một phần lớn cũng phụ thuộc vào ý thức của các cấp quản lý, nhân viên trong doanh nghiệp và các phương pháp kiểm kê tài sản có hệ thống, bài bản, khoa học. Dù công việc này hoàn toàn có thể được thực hiện trên bảng excel song đây là phương pháp thủ công nên sẽ rất tiêu tốn thời gian, nhân lực mà hiệu quả khó có thể đạt được như mong đợi. 


Doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích khi biết cách quản lý tài sản một cách bài bản, khoa học

Lúc này, phần mềm quản lý tài sản sẽ là giải pháp hữu ích cho phép các nhà quản lý theo dõi “bức tranh toàn cảnh” về tài sản một cách tốt nhất, đảm bảo cho việc chúng vẫn đang được sử dụng năng suất, hiệu quả. Thông qua đó, đưa ra đánh giá về hiệu suất, giảm thiểu các chi phí không cần thiết có thể phát sinh trong trường hợp tài sản không được quản lý tốt.

Nếu nhà quản lý đang cần tìm một giải pháp công nghệ hỗ trợ quản lý tài sản, có thể thu thập, phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn nhất cho doanh nghiệp, Phần mềm quản lý tài sản Iasset sẽ là một lựa chọn đáng để cân nhắc.

Mọi thắc mắc và tư vấn thêm về tài sản cũng như phần mềm quản lý tài sản Iasset, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ: http://hopdongdientu.net.vn/

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*