Quy trình thanh lý tài sản công được diễn ra khi tài sản thuộc một số trường hợp tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017. Vậy, thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước phải đảm bảo quy trình như thế nào? Dưới đây là nội dung về một số vấn đề thanh lý tài sản, quy trình thanh lý tài sản tại cơ quan nhà nước.
1. Những vấn đề cơ bản về thanh lý tài sản công
Tài sản là vật, tiền cùng với giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản được phân thành nhiều loại dựa vào các tiêu chí khác nhau trong đó có tài sản công.
1.1. Tài sản công là gì?
Căn cứ Khoản 1, Điều 3, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định:
“Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác”.
(Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017)
Theo đó, tài sản công do Nhà nước là chủ sở hữu và quản lý nhưng thuộc sở hữu của toàn dân. Tài sản công được phân thành 07 nhóm khác nhau trong đó có tài sản công tại doanh nghiệp.
1.2. Khi nào thanh lý tài sản công?
Căn cứ Khoản 1, Điều 45, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định thanh lý tài sản công trong các trường hợp sau:
(1) Tài sản công hết hạn sử dụng theo pháp luật quy định;
(2) Tài sản công chưa hết hạn nhưng bị hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc sửa chữa không có hiệu quả;
Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước diễn ra trong trường hợp nào?
(3) Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải tháo dỡ được quy định bởi các cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, tại Khoản 2, Điều 45, Luật Quản lý, sử dụng tài sản 2017 quy định có thể thanh lý tài sản công theo các hình thức sau:
- Phá dỡ;
- Hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;
- Bán.
Như vậy, các tài sản công thuộc trong các trường hợp trên được phép phá dỡ, hủy bỏ hoặc bán theo quy định của nhà nước. Để thực hiện thanh lý tài sản, các doanh nghiệp phải đảm bảo quy trình thanh lý và các thủ tục giấy tờ có liên quan được pháp luật quy định.
2. Quy trình thanh lý tài sản công tại doanh nghiệp
2.1. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công
Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công theo Điều 28, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP bao gồm:
“1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương”.
(Theo Điều 28, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP)
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền trên sẽ đưa ra quyết định thanh lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
2.2. Quy trình, thủ tục thanh lý tài sản công
Bước 1: Lập hồ sơ thanh lý tài sản
Để thanh lý tài sản công, doanh nghiệp lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản, gửi lên cơ quan quản lý cấp trên xem xét và đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Căn cứ Khoản 1, Điều 29, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ thanh lý tài sản bao gồm:
(1) 01 bản chính: Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công (trong đó nêu rõ trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự toán chi phí sửa chữa tài sản trong trường hợp xác định việc sửa chữa không hiệu quả);
(2) 01 bản chính: Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có).
(3) 01 bản chính: Danh mục tài sản đề nghị thanh lý gồm các mục: chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý;
(4) 01 bản sao: Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn có liên quan về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa (đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được);
(5) 01 bản sao: Các hồ sơ khác có liên quan (nếu có).
Bước 2: Chờ quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thanh lý tài sản công
- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản (đối với trường hợp được thanh lý) hoặc văn bản hồi đáp (đối với trường hợp đề nghị thanh lý không phù hợp).
- Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thẩm định về đề nghị thanh lý tài sản trong trường hợp việc thanh lý tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.
Quy trình thanh lý tài sản công theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP
Bước 3: Tổ chức thanh lý tài sản
Khi có quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tổ chức thanh lý tài sản trong vòng 60 ngày (đối với nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất) và 30 ngày (đối với tài sản khác).
Bước 4: Thanh toán tiền mua tài sản và nộp tiền kho bạc
Cơ quan nhà nước thực hiện thanh toán tiền mua tài sản (nếu có) và nộp tiền vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước theo quy định tại Điều 24 và Điều 26 của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
Bước 5: Hạch toán giảm tài sản, báo cáo kê khai biến động tài sản
Cơ quan nhà trong vòng 30 ngày thực hiện hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định của pháp luật.
Kết luận
Như vậy, cơ quan nhà nước khi muốn thanh lý tài sản phải đảm bảo đúng quy trình theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các giấy tờ trong hồ sơ đầy đủ nhằm tránh mất thời gian khiến cho quy trình thanh lý tài sản diễn ra chậm trễ. Trên đây là một số vấn đề về quy trình thanh lý tài sản tại doanh nghiệp mong đem lại thông tin hữu ích cho Quý bạn đọc! Truy cập website http://hopdongdientu.net.vn/ để biết nhiều thông tin hơn nữa.
Leave a Reply