Tìm hiểu hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp mới nhất 2022

Hiện nay bệnh nghề nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến cho sức khỏe của người lao động bị suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng lao động. Vậy bệnh nghề nghiệp là gì? Hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp hiện nay gồm những gì ? Tham khảo bài viết sau đây để có những thông tin bổ ích nhé.

1. Ai là người đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp?

Căn cứ vào Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động bị bệnh nghề nghiệp sẽ được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động sau khi bệnh tật đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hướng tới sức khỏe.

Trường hợp bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn thì người lao động được làm giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị bệnh đó.

Đối với việc lập hồ sơ đề nghị giám định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp gây ra, khoản 3 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT đã quy định:

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:

a) Không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều này;

b) Người lao động theo quy định tại Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, có thể thấy, việc lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp sẽ do doanh nghiệp thực hiện. Người lao động chỉ cần phối hợp với doanh nghiệp, cung cấp một số giấy tờ để hỗ trợ họ trong quá trình làm hồ sơ.

2. Việc khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp được thể hiện như thế nào ?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, phía doanh nghiệp sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT như sau:

Như vậy, mỗi năm, người sử dụng lao động đều phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kì cho người lao động có tiếp xúc với yếu có hại hoặc làm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Cụ thể:

– Những người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 06 tháng/lần.

– Người lao động khác: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 01 năm/lần.

– Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo số lần yêu cầu.

3. Hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp

Thông qua những quy định mới nhất hiện nay, hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ sau:

a) Thứ 1 là giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1

b) Thứ 2 là bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;

c) Thứ 3 là bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).

Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.

d) Cuối cùng là một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.”

Như vậy với những thông tin trên bạn hoàn toàn có thể biết được hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp bao gồm những gì ?Để tham khảo thêm thông tin bạn truy cập website http://hopdongdientu.net.vn/

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*