Chào nhà tư vấn, tôi năm nay 30 tuổi, hiện tôi đang làm ở công ty tư nhân, giám đốc của chúng tôi có việc bận nên phải ra nước ngoài, hiện tại có một số hợp đồng kinh tế cần kí, không biết để ủy quyền hợp đồng kinh tế cần những điều kiện gì. Tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.
1.Tìm hiểu về hợp đồng kinh tế
Có thể nói hợp đồng là văn bản pháp lý thiết yếu cho các hoạt động trong đời sống và đặc biệt trong hoạt động thương mại của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phân biệt được các loại hợp đồng khác nhau và khi nào sử dụng loại nào để tránh các hệ quả pháp lý không mong muốn trong các tranh chấp sau này.
Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
– Hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm mục đích kinh doanh
– Mục đích này được thể hiện ở nội dung công việc mà các bên thoả thuận
– Đặc điểm về chủ thể hợp đồng: Theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì hợp đồng kinh tế được ký kết giữa hai chủ thể là pháp nhân hoặc ít nhất một bên là pháp nhân còn bên kia có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra pháp lệnh hợp đồng kinh tế còn quy định những người làm công tác khoa học ký thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân ngư dân cá thể, các tổ chức và cá nhân nước ngoài ở Việt Nam cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kình tế khi họ ký kết hợp đồng với pháp nhân.
2. Hình thành nguyên tắc của một bản hợp đồng kinh tế
Theo nguyên tắc này một hợp đồng kinh tế được hình thành phải hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện thoả thuận giữa các chủ thể ( tự do ý chí) không do sự áp đặt ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Mọi sự tác động làm mất tính tự nguyện của các bên trong quá trình ký kết đều làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.
– Quyền tự do hợp đồng bao gồm những nội dung chính sau:
+ Tự do lựa chọn bạn hàng
+ Tự do thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng
+ Tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng
– Tuy nhiên quyền tự do ký kết hợp đồng bị giới hạn bởi các điều kiện sau:
+ Việc ký kết hợp đồng kinh tế phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh đã đăng ký.
+ Các bên không được lợi dụng quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế để hoạt động trái pháp luật.
+ Việc ký kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh là bắt buộc, tức là các đơn vị kinh tế được nhà nước giao cho chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh thì có nghĩa vụ ký kết hợp đồng kinh tế để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh đó.
Trong nền kinh tế thị trường mỗi bên tham gia vào quan hệ hợp đồng kinh tế đều xuất phát từ lợi ích riêng của mình. Khi ký kết hợp đồng các bên cùng nhau thoả thuận những điều khoản hợp đồng có lợi nhất cho cả hai bên, không được lừa dối chèn ép nhau.
3. Điều kiện để có thể ủy quyền kí hợp đồng.
a) Thứ nhất là thẩm quyền đại diện cho pháp nhân ký kết các hợp đồng kinh tế
Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện.
+ Người đại diện theo pháp luật
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ được thể hiện trong điều lê của công ty, một công ty có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trong điều lệ của công ty sẽ thể hiện rõ số lượng, phạm vi quyền và nghĩa vụ, chức danh của người đại diẹn theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
b) Thứ 2 là thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động trong công ty
(1) Về phía người sử dụng lao động
Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019, người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định;
- Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định;
- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
(2) Về phía người lao động
Cũng theo Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể khoản 4 Điều 18 nêu rõ, người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Cụ thể, người giao kết hợp đồng lao động ở đây là:
- Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
- Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật;
- Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
Trường hợp này chỉ áp dụng với một nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên cùng làm một công việc theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–*****—–
GIẤY UỶ QUYỀN
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2005
Căn cứ Luật doanh nghiệp 2005;
Căn cứ vào Điều lệ hiện hành của Công ty cổ phần đầu tư và tư vấn xây dựng Việt Nam;
Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của ……….. Nghị quyết số …/….. ngày …./…./….của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần ……….;
Căn cứ Quyết định số … ngày …/…/….. của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần ……… về việc phân công, ủy quyền cho ……;
NGƯỜI UỶ QUYỀN: Ông (bà):……………………………………………………………..
Giám đốc ……………………………….. Công ty Cổ phần ………………….………..
Số CMTND: ………………….., ngày cấp ………….……, nơi cấp ……………..……
NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN: Ông (bà):……………………………………………………..
Phó giám đốc …………………………… Công ty Cổ phần ……………………………
Số CMTND: ………..…., ngày cấp ………………..…, nơi cấp ………………………
Bằng giấy ủy quyền này Người Nhận uỷ quyền được quyền thay mặt Người Ủy quyền thực hiện các công việc sau:
Điều 1: Phân công và ủy quyền cho Ông/ Bà ….. – Phó Giám đốc …….như sau:
1. Được quyền quyết định và ký các văn bản quản lý phục vụ hoạt động của ………….. theo quy định tại các Khoản 1 Điều 13 Quy chế Tổ chức và hoạt động của ……………ban hành kèm theo Nghị quyết số …/….của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần ………….. (sau đây gọi tắt là Quy chế).
2. Được toàn quyền quyết định và ký kết các hợp đồng dịch vụ …………
3. Được ký kết các hợp đồng chuyển nhượng ……….. cho Công ty sau khi được cấp có thẩm quyền của Công ty chấp thuận.
4. Được toàn quyền quyết định ký kết các hợp đồng thuê chuyên gia biên soạn, biên tập các vấn đề nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh doanh …………, kinh doanh dịch vụ ………;
5. Được ký kết hợp đồng lao động với cán bộ quản lý, nhân viên của ……….Đối với những chức danh quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hội đồng quản trị, Giám đốc ……….. được ký hợp đồng lao động sau khi có quyết định bổ nhiệm.
6. Được quyền ký các hợp đồng với cộng tác viên phục vụ hoạt động kinh doanh của Sàn ……theo quy định của Quy chế.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi Giám đốc có quyết định thay thế hoặc Quản lý ……….. bị cách chức, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc từ chức.
Điều 3: Ông/ Bà ……………………. và các bộ phận liên quan của ………… có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
Với những thông tin hợp đồng điện tử đưa trên bạn hoàn toàn có thể biết được mình có được ủy quyền hợp đồng kinh tế hay không .Bạn nên chuẩn bị đầy đủ điều kiện để có thể tham gia ủy quyền hợp đồng kinh tế một cách hợp pháp.
Leave a Reply