Định giá tài sản là gì, vì sao cần định giá tài sản và dựa trên cơ sở nào để có thể đưa ra định giá về tài sản? Cùng tìm hiểu những thông tin đó thông qua bài viết dưới đây từ Iasset.
1.Định giá tài sản là gì? Mục đích của việc định giá tài sản
Chưa có một định nghĩa chính xác nào được đưa ra về định giá tài sản, tuy nhiên, có thể hiểu định giá tài sản là việc ước tính giá trị thực của một thứ gì đó trong một thời điểm nhất định; hoặc, ấn định, quyết định cuối cùng về giá cả của một tài sản hay sản phẩm.
Những thứ cần định giá, thường sẽ là tài sản, trách nhiệm tài chính.
Về mục đích của định giá tài sản, việc này có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tài sản, đồng thời phản ánh nhu cầu sử dụng tài sản cho một công việc nhất định.
Cùng với đó, nó cũng thể hiện những mong muốn về mặt lợi ích mà tài sản sẽ tạo ra cho chủ thể trong giao dịch cụ thể cũng như việc xác định các tiêu chuẩn về giá trị để đưa ra phương pháp định giá phù hợp.
Riêng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, mục đích của việc định giá tài sản đa phần sẽ mang những ý nghĩa sau:
Xác định giá trị tài sản trong doanh nghiệp: Xác định giá trị doanh nghiệp; Lập BCTC, xác định giá thị trường của vốn đầu tư; Đưa ra phương án xử lý sau khi cải cách DNNN; Mua bán, hợp nhất, thanh lý các tài sản của doanh nghiệp.
Định giá tài sản để chuyển giao quyền sở hữu: Làm cơ sở để người bán, người mua đưa ra quyết định về giá bán có thể chấp nhận được; Tạo cơ sở để trao đổi giữa các tài sản với nhau.
Định giá tài sản cho mục đích tài chính – tín dụng: Khi có nhu cầu sử dụng tài sản để thế chấp hoặc xác định giá trị HĐ bảo hiểm tài sản.
Định giá tài sản để đầu tư
Định giá tài sản để phục vụ các yêu cầu pháp lý: Biết được giá trị tính thuế hàng năm; Tính thuế khi bán hoặc thừa kế tài sản; Xác định giá trị bồi thường khi tài sản được Nhà nước thu hồi; Giúp tòa án đưa ra quyết định phân chia tài sản; Làm căn cứ để đưa ra giá sàn phục vụ đấu giá tài sản công, đấu thầu; Xác định giá sàn phục vụ phát mãi tài sản bị tịch thu, sung công quỹ.
Định giá tài sản có thể hiểu là việc ước tính giá trị thực của một thứ gì đó trong một thời điểm nhất định
2. Những trường hợp nào cần định giá tài sản?
Thông thường, việc định giá tài sản thường được thực hiện trước khi tiến hành mang tài sản đi góp vốn, chuyển nhượng tài sản hoặc khi cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Nhìn chung, việc định giá tài sản sẽ thường được áp dụng đối với những trường hợp sau:
2.1. Khi mang đi góp vốn
Trong trường hợp này, tài sản có thể là tài sản cố định hữu hình, vô hình; hoặc tiền mặt, ngoại tệ…
Các tổ chức, doanh nghiệp khi góp vốn bằng tài sản có thể lập hội đồng định giá gồm đại diện các bên tham gia góp vốn. Hoặc, trong trường hợp giữa các bên chưa tìm được tiếng nói chung khi xác nhận giá trị thực tế của tài sản thì hoàn toàn có thể mời bên thứ ba chuyên đảm nhận công tác thẩm định giá sản phẩm.
2.2 Khi vay vốn ngân hàng
Trước khi ngân hàng quyết định cho khách hàng vay vốn theo hình thức thế chấp thì định giá tài sản là một trong những bước vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quy trình. Nhất là khi việc làm này còn giúp giảm thiểu nợ xấu, hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có trong tín dụng.
Hiện nay, công tác định giá tài sản của hầu hết các ngân hàng còn khá nhiều khó khăn, nhất là đối với bất động sản. Do chi phí định giá khá cao nên thay vì tìm đến bên thứ ba hay các chuyên gia thẩm định, thông thường phía ngân hàng sẽ tự tiến hành công tác định giá.
2.3. Định giá tài sản chung khi ly hôn
Khi các cặp vợ chồng ly hôn có khối tài sản chung, việc định giá tài sản cũng vô cùng cần thiết. Theo đó, phía cơ quan có thẩm quyền sẽ thành lập hội đồng định giá, căn cứ theo đó để đưa ra phán quyết cho đương sự một cách công bằng nhất.
Công tác này chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các thành viên của hội đồng định giá.
Nếu vợ hoặc chồng nhận thấy việc định giá này chưa phản ánh đúng giá trị của tài sản thì có quyền yêu cầu định giá lại để đảm bảo quyền lợi cho cả hai.
3. Cơ sở để định giá tài sản? Những trường hợp nào không được tham gia định giá tài sản?
3.1 Căn cứ để định giá tài sản
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 15, Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ, việc định giá tài sản không phải là hàng cấm cần dựa trên ít nhất một trong những căn cứ dưới đây:
- Giá thị trường của tài sản;
- Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định;
- Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
- Giá trong tài liệu, hồ sơ kèm theo tài sản cần định giá (nếu có);
- Các căn cứ khác về giá hoặc giá trị của tài sản cần định giá.
3.2. Những trường hợp nào không được tham gia định giá tài sản?
Điều 13 của Nghị định này cũng có nêu ra quy định về những đối tượng không được tham gia định giá tài sản nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo.
- Đã tham gia định giá hoặc định giá lại tài sản đang được trưng cầu định giá.
- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó.
- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
- Có căn cứ rõ ràng để chứng minh người đó không vô tư trong khi thực hiện định giá.
- Người đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
4. Quy định về việc yêu cầu định giá tài sản
Theo Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, việc định giá tài sản được quy định cụ thể như sau:
Trong trường hợp cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.
Những nội dung cần có trong văn bản yêu cầu định giá tài sản gồm:
- Tên cơ quan yêu cầu định giá; họ tên người có thẩm quyền yêu cầu định giá;
- Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu;
- Thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá;
- Tên tài liệu có liên quan (nếu có);
- Nội dung yêu cầu định giá tài sản;
- Ngày, tháng, năm yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài sản.
Tính từ khi ra văn bản yêu cầu định giá tài sản, trong thời hạn 24 giờ, cơ quan yêu cầu định giá phải giao hoặc gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản, hồ sơ, đối tượng yêu cầu định giá tài sản cho Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu. Cùng với đó, gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Về thời hạn, việc thực hiện việc định giá tài sản, trả kết luận định giá tài sản sẽ được tiến hành theo thời hạn nêu trong văn bản yêu cầu định giá tài sản.
Nếu việc định giá tài sản không thể thực hiện đúng thời hạn yêu cầu, Hội đồng định giá tài sản cần thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý để cho cơ quan, người đã yêu cầu định giá nắm được.
Mọi thắc mắc và tư vấn thêm về tài sản cũng như phần mềm quản lý tài sản Iasset, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ: http://hopdongdientu.net.vn/ để có những thông tin bổ ích. Chúc bạn 1 ngày mới vui vẻ và gặp nhiều niềm vui.
Leave a Reply