Có thể nói chữ ký điện tử đang được dùng phổ biến hiện nay với tính tiện lợi. Chữ ký điện tử là một đoạn thông tin đi kèm với dữ liệu điện tử nhằm xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Như vậy để biết được những quy định về chữ ký trên văn bản tham khảo bài viết ngay sau đây.
1. Quy định về chữ ký trên hợp đồng điện tử
Chữ ký trên hợp đồng điện tử có thể được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật như:
- Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
- Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.
- Bộ luật dân sự 2015
Khi ký hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử phải đảm bảo giá trị pháp lý. Và theo quy định hiện hành, chữ ký điện tử sẽ có giá trị pháp lý khi thỏa mãn các điều kiện:
– Phương pháp tạo ra chữ ký phải đảm bảo về việc có thể xác minh người ký. Và thông qua chữ ký đó, phải chứng tỏ được rằng người ký đã chấp thuận với tất cả các điều khoản, nội dung trong hợp đồng.
– Phương pháp tạo ra chữ ký điện tử phải đủ tin cậy và phù hợp với mục đích của hợp đồng, không vi phạm các điều cấm của pháp luật.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định và hướng dẫn chi tiết cho chữ ký điện tử. Do đó, khi tìm hiểu khung pháp lý của chữ ký, được sử dụng trên hợp đồng điện tử, các doanh nghiệp có thể tham khảo các văn bản pháp luật về chữ ký số.
2. Một số cách chứng thực chữ ký số
Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực được thực hiện theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ và Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết
2.1 . Chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài (Điều 12)
Khi chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài, nếu người tiếp nhận hồ sơ, người thực hiện chứng thực không hiểu rõ nội dung của giấy tờ, văn bản thì đề nghị người yêu cầu chứng thực nộp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt của giấy tờ, văn bản. Bản dịch ra tiếng Việt không phải công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch, nhưng người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.
2.2. Chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền (Điều 14)
– Việc ủy quyền thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.
– Việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;
+ Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;
+ Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;
+ Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.
– Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.
2.3. Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân (Điều 15)
– Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
– Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
Như vậy với những thông tin trên bạn hoàn toàn có thể biết được những quy định về chữ ký trên văn bản mới nhất 2022. Vui lòng truy cập website http://hopdongdientu.net.vn/ để có thêm nhiều thông tin chi tiết. Chúc bạn may mắn và luôn khỏe mạnh.
Leave a Reply