Phạt chậm thanh toán là gì ? Mức phạt chậm hiện nay là bao nhiêu ?

Có thể nói điểm đến cuối cùng của mọi hợp đồng đó là bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia, đảm bảo các bên thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ như đã thỏa thuận bạn đầu. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng suôn sẻ, một số trường hợp các bên vi phạm sẽ có những chế tài phạt vi phạm riêng tùy từng mức độ. Vậy phạt chậm thanh toán là gì , mức độ phạt được pháp luật quy định ra sao, tham khảo bài viết ngay sau đây.

1. Tìm hiểu phạt chậm thanh toán là gì ?

Định nghĩa phạt vi phạm chậm thanh toán là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng theo nội dung điều khoản phạt vi phạm được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Như vậy, việc quy định chế tài này trong hợp đồng kinh tế để đảm bảo được tính tuân thủ của các bên khi tham gia vào hợp đồng và nghiêm túc thực hiện đúng nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận ban đầu. Chế tài này vẫn được áp dụng ngay cả khi hành vi vi phạm trên không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho bên vi phạm miễn là các bên đã thỏa thuận trước đó.

2. Mức phạt chậm thanh toán tiền là bao nhiêu?

✔  Thông thường đối với mức lãi suất chậm trả trong quan hệ thương mại áp dụng theo Điều 306 Bộ luật thương mại sẽ bằng lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường. Căn cứ để xác định khái niệm “trung bình trên thị trường” được Tòa án, Trọng tài xác minh và áp dụng cho từng vụ án cụ thể. Năm 2021, căn cứ vào mức lãi suất cho vay tại Vietcombank, Vietinbank và Agribank thì mức lãi suất chậm trả sẽ rơi vào khoảng 10%.

✔  Thứ 2 đối với quan hệ khác, Bộ luật dân sự 2015 đã có sự thay đổi với quy định tại khoản 2 Điều 357 rằng: “Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”. Trong khi đó khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 khẳng định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”, tức bằng 10%/năm của khoản tiền vay.

Vì thế về điều kiện để áp dụng yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán: theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại thì chỉ cần có vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả, mà không phụ thuộc vào hợp đồng có quy định hay không.

Như vậy, sẽ xảy ra hai trường hợp:

  • Trường hợp thứ nhất là các bên có thỏa thuận mức lãi trên số tiền chậm thanh toán thì mức lãi này có bị giới hạn trần hay không. Điều 306 Luật Thương mại cho các bên tự thỏa thuận mức lãi nhưng không nói rõ mức lãi này tối đa là bao nhiêu. Tuy nhiên, cần hiểu mức lãi này phải được giới hạn bởi Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Theo đó, lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này, tức không quá 20%/ năm của khoản tiền chậm thanh toán.
  • Trường hợp thứ hai, các bên không thỏa thuận về tiền lãi do chậm thanh toán thì sẽ được tính theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán được hướng dẫn chi tiết tại Điều 11 Nghị quyết 01/2019 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Do đó, đề xuất nếu các bên không thỏa thuận về tiền lãi do chậm thanh toán thì sẽ được điều chỉnh theo khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự, cụ thể không quá 10% của khoản tiền chậm thanh toán.

3.Khi chậm thanh toán có được quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán?

Đối với trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy

4.Trường hợp bên vi phạm không thực hiện nghĩa vụ của mình thì giải quyết như thế nào?

Nếu sau khi bên vi phạm nhận được thông báo và không thực hiện việc thanh toán cả phần nợ và phần lãi, doanh nghiệp của bạn có thể gửi đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi công ty kia có trụ sở để khởi kiện về việc bên mua vi phạm hợp đồng.

Như vậy xử phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế rất phổ biến. Khi thanh toán chậm, không đúng hạn, hoặc không thanh toán hợp đồng kinh tế, các chế tài xử phạt sẽ được áp dụng nghiêm ngặt. Việc ký kết hợp đồng kinh tế là để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của 2 bên. Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết mời bạn truy cập website http://hopdongdientu.net.vn/

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*