Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là gì? Ý nghĩa và công thức tính như thế nào?

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trong tiếng Anh là Return on assets, được viết tắt là ROA. ROA thường được nhắc đến như một chỉ số vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Vậy ý nghĩa cụ thể và công thức tính đối với chỉ số này ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây từ Iasset.

1.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là gì?

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản còn có tên gọi khác là Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, Hệ số quay vòng của tài sản.

Nó thường được viết tắt là ROA – ghép từ các chữ cái đầu tiên của cụm từ này trong tiếng Anh là Return on Assets.

Có thể nói, ROA là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của một doanh nghiệp. 

Bởi lẽ, nó được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng/ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (theo tháng, quý, năm) chia cho trung bình tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp cùng kỳ. 

Trong khi đó, giá trị tài sản lấy từ bảng cân đối kế toán và số liệu về lợi nhuận ròng/ lợi nhuận trước thuế sẽ được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.


Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của một doanh nghiệp

  1. Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đối với doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA cho thấy tính hiệu quả trong quá trình tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp. 

Đồng thời, mang đến thông tin hữu ích cho nhà đầu tư về hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản.

Theo đó, qua chỉ số này, chúng ta có thể biết được mỗi một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 

Không những vậy, mối tương quan giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp cũng được thể hiện một cách rõ ràng. 

Việc một công ty có đang sử dụng tài sản của mình hiệu quả hay không, ít nhiều được thể hiện qua mức độ lợi nhuận của công ty so với tổng tài sản.

Bên cạnh đó, ROA còn phản ánh hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận. Nói cách khác, ROA càng cao và ổn định trong thời gian dài, càng chứng tỏ rằng công ty đang sử dụng tài sản, nguồn lực sẵn có thật sự tối ưu, hiệu quả. 


Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trong tiếng Anh là ROA – viết tắt của Return on Assets

  1. Công thức tính chỉ số ROA

Về công thức tính chỉ số ROA, cách xác định tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cụ thể như sau:

ROA = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Tổng tài sản (Assets) x 100%

Trong đó: 

  • Lợi nhuận sau thuế: lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
  • Tài sản: tổng tài sản của doanh nghiệp
  • (Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ)

Lưu ý, tùy theo mục đích phân tích, lợi nhuận tính trên tử số có thể là lợi nhuận dành cho cổ đông hoặc lợi nhuận sau thuế.  Nhưng tưu trung lại, có thể hiểu ROA = hiệu quả sử dụng tài sản.


Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Ví dụ:

Nếu công ty X có thu nhập ròng là 1,5 triệu USD, tổng tài sản là 4 triệu USD, ROA được tính theo công thức sau:

ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản x 100% = 37,5%

Trong khi đó, cũng có khoản thu nhập ròng như công ty X nhưng công ty Y lại có tổng tài sản là 9 triệu USD, ROA của công ty Y sẽ là ~16,67%.

Dựa vào chỉ số ROA nói trên, việc biến đầu tư thành lợi nhuận của công ty X đang hiệu quả hơn khá nhiều so với công ty Y. 

Trên đây là những thông tin về Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và những điều cần biết xoay quanh chỉ số này, hy vọng đã mang đến những kiến thức hữu ích cho độc giả.

Mọi thông tin về phần mềm Quản lý tài sản Iasset vui lòng liên hệ: http://hopdongdientu.net.vn/

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*