Có thể hiểu những rủi ro khi ký kết hợp đồng điện tử là những tổn thất, mất mát xảy ra trong quá trình thực hiện các giao dịch điện tử của những người sử dụng khi mà nó ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển cũng như lợi ích của doanh nghiệp. Vậy những rủi ro đấy cụ thể như thế nào và những cách phòng tránh, hạn chế rủi ro, mời bạn tham khảo bài viết ngay sau đây.
Đầu tiên hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đó là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thuê, mượn tài sản hoặc về việc thực hiện một công việc, theo đó làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng.
1.Tìm hiểu các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực
a. Chủ thể tham gia hợp đồng dân sự phải đảm bảo có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với loại hợp đồng đó
b. Mục đích và nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không được trái với đạo đức của xã hội. Nếu mục đích nội dung của hợp đồng vi phạm quy định của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội, trái với thuần phong mỹ tục thì đó cũng là căn cứ để xác định hợp đồng bị vô hiệu. Ý chí của các bên khi thực hiện giao kết hợp đồng phải đảm bảo tính tự nguyện, tự do trong quá trình cam kết thỏa thuận. Và cuối cùng là hình thức của hợp đồng cũng không được trái với quy định của pháp luật.
c. Về đề nghị giao kết hợp đồng, Khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng.” Như vậy, các yếu tố của đề nghị giao kết hợp đồng bao gồm: thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng; thể hiện ý chí của bên đề nghị muốn được ràng buộc nếu bên kia chấp nhận nó; đề nghị được gửi tới đối tượng xác định cụ thể.
d. Ngoài việc đảm bảo các điều kiện để được xác lập và có hiệu lực của hợp đồng như thông thường, hợp đồng điện tử vẫn đảm bảo một số các yếu tố đó đồng thời có thêm các ưu điểm trong việc sử dụng, ký kết và thực hiện trong thực tiễn.
2. Hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo quy định tại Điều 33, 34 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”
Một số đặc điểm của hợp đồng điện tử khiến chúng khác biệt so với hợp đồng thông thường là:
– Đầu tiên là thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử
Đặc điểm nổi bật nhất của hợp đồng là hình thức thể hiện. Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.
– Hai là có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể trong giao kết hợp đồng
Bên cạnh chủ thể giao kết thông thường là bên bán và bên mua còn có sự xuất hiện của bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử – đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Bên thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử. Họ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
– Ba là phạm vi áp dụng có phần bị hạn chế
Theo quy định tại Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì các giao dịch điện tử được áp dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.
Các quy định của giao dịch điện tử không áp dụng đối với việc: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.
3. Tìm hiểu những rủi ro ký kết hợp đồng điện tử
a) Những rủi ro về mặt pháp lý
- Các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng điện tử không đáp ứng đủ yêu cầu về kiến thức pháp lý, kiến thức công nghệ thông tin, kỹ thuật…
- Hệ thống pháp lý và quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử chưa đầy đủ. Các quy định, hướng dẫn trong giao kết hợp đồng điện tử không rõ ràng có thể gây ra sai phạm hoặc bất đồng trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử.
b) Những rủi ro về mặt kỹ thuật
- Phương thức thanh toán trực tuyến qua mạng đang ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Tuy nhiên, người sử dụng có bị đánh cắp hoặc bị sao chép các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng. Việc thanh toán điện tử đang đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cần phải giải quyết như: vấn đề bảo mật; bảo đảm an toàn, thuận lợi, chính xác cho người sử dụng.
- Bên cạnh đó các chủ thể ký kết hợp đồng điện tử cũng có thể bị tấn công bởi tin tặc vào hệ thống máy chủ bằng các đoạn mã nguy hiểm hay các chương trình gây hại.
- Nam đang trong giai đoạn triển khai ứng dụng chữ ký điện tử vào các giao dịch, tuy nhiên cũng như chữ ký tay, chữ chữ ký điện tử cũng có thể làm giả. Để ngăn chặn sự giả mạo nhằm đảm an toàn cho các giao dịch điện tử thì cần phải nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chứng thực và mã hóa để bảo vệ dữ liệu.
c) Các rủi ro khác
– Thiện trí giữa các bên khi giao kết hợp đồng: không thanh toán hợp đồng hoặc không giao hàng khi đã nhận thanh toán.
– Các nguyên nhân khách quan khiến cho việc giao kết hợp đồng không thực hiện được…
Trong giao kết hợp đồng điện tử, sự e ngại lớn nhất là bị mất các thông tin cá nhân liên quan đến tài khoản cá nhân hoặc các thông tin về giao dịch sử dụng thẻ tín dụng trong quá trình diễn ra giao dịch. Thanh toán điện tử khi giao kết hợp đồng là một phương thức hiện đại, khá tiện lợi, nhưng lại là một trong những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và là một bài toán khó đối với cả người tiêu dùng và các cơ quan chức năng ở nước ta hiện nay.
Như vậy với những thông tin trên bạn hoàn toàn biết được những lo ngại về rủi ro khi ký kết hợp đồng bạn nên biết, đừng bỏ lỡ những thông tin bổ ích, tham khải ở link sau nhé: http://hopdongdientu.net.vn/
Leave a Reply