Có thể nói hiện nay có rất nhiều loai hợp đồng như : Hơp đồng tín dụng, hợp đồng khoán việc, hợp đồng liên doanh…Vậy hợp đồng liên doanh là gì ,hợp đồng liên doanh là hình thức hợp đồng hướng tới sự thỏa thuận phân chia quyền lợi, trách nhiệm của các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh, đầu tư. Để tìm hiểu kĩ hơn nữa mời bạn cùng hopdondientu tìm hiểu ngay dưới đây.
1. Tìm hiểu hợp đồng liên doanh mới nhất
Hiện nay các luật, văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không quy định thế nào là doanh nghiệp liên doanh và rất ít đề cập đến hình thức doanh nghiệp liên doanh.
Theo Luật Đất đai năm 2013 có đề cập đến doanh nghiệp liên doanh với vai trò là người sử dụng đất, cụ thể, khoản 7 Điều 5 của Luật quy định người sử dụng đất “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư”.
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Viêt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
2. Những điểm khác nhau giữa hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh
- Nội dung của hợp đồng BCC bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng.
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Đặc biệt, trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2.1 Những điểm giống nhau
– Chủ thể của hai loại hợp đồng này đều có hai bên hoặc nhiều bên, và đều bao gồm các đối tượng là nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Nội dung của hợp đồng đều chứa đựng thỏa thuận làm hình thành quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đầu tư.
– Đều là hình thức đầu tư trực tiếp
2.2 Những điểm khác nhau
Tiêu chí | Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC) | Hợp đồng liên doanh |
Khái niệm | Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế (Khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014) | |
Chủ thể của hợp đồng | Không giới hạn các nhà đầu tư, có thể là nhà đầu tư trong nước kí kết hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc những nhà đầu tư trong nước kí kết hợp đồng với nhau. | Bắt buộc phải có sự kí kết của một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước với một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài, sự tham gia của nhà đầu tư trong nước là điều kiện bắt buộc để hình thành nên hợp đồng liên doanh. |
Bản chất | Hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận của các bên để tiến hành hợp tác kinh doanh với nhau và được pháp luật coi là một hình thức đầu tư, nó tồn tại độc lập với các hình thức đầu tư khác | Hợp đồng liên doanh không được coi là hình thức đầu tư, nó chỉ là cơ sở pháp lí ghi nhận quan hệ đầu tư. Hệ quả của quá trình kí kết hợp đồng liên doanh là một doanh nghiệp liên doanh ra đời. Do đó đây sẽ là một văn bản bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư. |
Nội dung thỏa thuận | Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, vì việc kí kết hợp đồng không dẫn đến thành lập một tổ chức kinh tế mới mới tại Việt Nam phải hoạt động theo luật Doanh nghiệp. Do vậy trong hợp đồng này các bên cùng thỏa thuận những nội dung liên quan đến: thể thức góp vốn, phân chia lợi nhuận, kết quả kinh doanh | Việc kí kết hợp đồng dẫn đến việc thành lập một pháp nhân theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam nên nội dung của sự thỏa thuận phải có: loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, điều kiện chấm dứt và giải thể doanh nghiệp – điều khoản này rất quan trọng, nó coi như là “bùa” cứu cánh cho doanh nghiệp lúc cần thiết. |
Sử dụng dấu, tư cách giao dịch | Sau khi ký xong hợp đồng hợp tác kinh doanh, thường các bên phải thỏa thuận sử dụng dấu và danh nghĩa của một bên để giao dịch | Trong hợp đồng liên doanh thì sau khi thành lập công ty liên doanh sẽ là pháp nhân độc lập và giao dịch với các bên khác |
Như vậy, hợp đồng BCC có lợi thế không phải thành lập pháp nhân nên quy trình, thủ tục đầu tư nhanh chóng và không tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, hai bên trong hợp đồng sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát được các hoạt động đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là việc hạch toán chi phí, vì bắt buộc hai bên phải lựa chọn sử dụng danh nghĩa (con dấu pháp nhân) của một bên để tiến hành các giao dịch.
3. Đặc điểm của hợp đồng liên doanh
- Chủ thể liên doanh: là các bên cam kết bỏ vốn đầu tư, tham gia thành lập doanh nghiệp liên doanh (công ty cổ phần, công ty TNHH).
- Mục tiêu liên doanh và dự án: mục tiêu mà các bên đề ra khi thành lập công ty liên doanh.
- Thành lập pháp nhân liên doanh: tuyên bố, thỏa thuận thành lập pháp nhân liên doanh là doanh nghiệp liên doanh dưới hình thức pháp lý mà các bên lựa chọn (công ty cổ phần, TNHH). Những quy định của pháp luật điều chỉnh riêng về vốn thành lập, điều lệ, cơ cấu quản trị, hoạt động đối với mỗi một loại hình doanh nghiệp và các bên phải tuân thủ thực hiện các quy định.
- Vốn góp, vốn điều lệ, vốn đầu tư dự án liên doanh: là các quy định, thỏa thuận và cam kết góp vốn của mỗi bên thành lập công ty liên doanh. Bên cạnh vốn điều lệ còn có vốn đầu tư do các bên cam kết góp hoặc huy động để thực hiện dự án.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia: quy định các bên tham gia có quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ trong hợp đồng liên doanh, tiến tới thành lập doanh nghiệp và thực hiện các dự án trong tương lai. Dựa vào tỷ lệ góp vốn hoặc lợi thế thực hiện của các bên mà việc phân định quyền, nghĩa vụ được thỏa thuận thực hiện.
- Phân chia lợi nhuận: quy định theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên vào DN liên doanh, thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty liên doanh.Thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty liên doanh.
- Cơ cấu tổ chức quản trị: quy định cơ cấu, chỉ định nhân sự của mỗi bên vào các bộ phận công ty từ cơ quan quản lý, quản trị, điều hành của công ty liên doanh phù hợp với quy định pháp luật.
- Chế độ về tài chính, báo cáo và các vấn đề khác: quy định các chế độ về tài chính, kế toán, kiểm toán, bảo hiểm, tiền tệ áp dụng tại công ty và dự án theo quy định của pháp luật.
- Chấm dứt hợp đồng và điều khoản của công ty: quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng, chấm dứt hợp đồng liên doanh và dự án đầu tư.
- Giải quyết các tranh chấp và bế tắc: quy định các cơ chế tài phán để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp bế tắc phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty và dự án đầu tư.
Như vậy với những thông tin trên bạn hoàn toàn nắm bắt được khái niệm nội dung lẫn đặc điểm của hợp đồng liên doanh. ngoài ra còn có sự so sánh rất cụ thể giữa hợp đồng hợp tác với liên doanh để đưa ra những điểm giống và khác nhau. Chúc bạn có thêm nhiều thông tin hơn nữa.
Leave a Reply